Chấn thương khi chơi thể thao

Chấn thương là điều không thể nào tránh khỏi khi vận động mạnh. Chúng có thể ập đến như 1 cơn bão và quét sạch tất cả những gì trên cung đường vô tận. Đã có bao thiên tài thể thao đã phải giải nghệ chỉ vì bài toán chấn thương miên man chẳng có lời giải. Tuy không tài nào lành lặn khi chơi thể thao, nhưng vẫn có những phương pháp giảm bớt nguy cơ xảy ra chấn thương khi chơi thể thao

1. Bong gân

Là trường hợp dây chằng bị giãn hoặc rách, gây cảm giác đau kéo dài. Khi đôi chân không theo kịp tốc độ của cơ thể hoặc 1 bộ phận cơ thể bị tác động quá đột ngột sẽ dẫn đến bong gân. Người bị bong gân buộc phải ngừng chơi thể thao và tối thiểu nhanh nhất sẽ mất 1 tháng để hồi phục. Bong gân gồm có 3 cấp độ: Giãn dây chằng, rách dây chằng và đứt dây chằng

2. Căng cơ

Là tình trạng cơ hoặc gân bị chấn thương. Cụ thể hơn, cơ bắp bị giãn hoặc rách, bị vặn xoắn. Căng cơ rất phổ biến tại vị trí bắp đùi hoặc cơ tay, đối với dân văn phòng, bộ phận đĩa đệm và thắt lưng rất dễ có dấu hiệu căng cơ


Không khởi động khi chơi thể thao rất dễ bị căng cơ

3. Đứt dây chằng (Bong gân cấp độ 3)

Đây là chấn thương vô cùng nghiêm trọng trong thể thao. Là 2 đầu dây chằng nối  2 đầu xương bị đứt. Trong võ thuật, khi xoạc chân quá mức giới hạn chịu đựng của cơ thể, dây chằng bị đứt và buộc phải phẫu thuật nối dây chằng, và dù hồi phục thì khả năng tập võ tiếp rất khó khăn. Đây là chấn thương buộc người bị thương phải nghỉ ngơi và không thể chơi thể thao trong vòng 3-6 tháng. Nếu như bong gân, dây chằng chỉ bị rách hoặc sưng, thì trường hợp đứt hẳn dây chừng sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng

 

4. Trật khớp

Chấn thương vô cùng phổ biến trong thể thao, đây là một chấn thương không nghiêm trọng nhưng chúng gây cảm giác khá đau đơn khi mắc phải. Chỉ cần nắn lại khớp thì sẽ hết nhưng có những trường hợp  dây chằng bị kéo giãn, rách dân chằng và các bó gân hỗ trợ khớp lẫn thần kinh mạch máu quanh khớp  bị tổn thương có thể bắt buộc phải phẫu thuật để phục hồi.


Trật khớp luôn gây ra cảm giác khá đau đớn 

5. Đứt gân

Chấn thương này do bị tai nạn, cụ thể hơn là bị vật sắc nhọn chém vào chân, tay gây đứt gân. Đây là chấn thương cần gấp rút đến bệnh viện nối lại nhanh nhất có thể. Nếu không sẽ dẫn đến tàn phế. Tuy nhiên, với sự phát triển của y tế hiện đại, nối gân ngày nay đã dễ dàng và hoàn thiện hơn rất nhiều

6. Gãy xương

Chấn thương phổ biến bậc nhất trong thể thao. Đây là 1 chấn thương khá nặng và tất nhiên  phải băng bó nối lại xương. Và thời gian điều trị tối thiểu từ 3-6 tháng tùy theo bộ phận xương bị gãy trên cơ thể. Dù xương đã lành thì mãi mãi xương cũng không thể nào tốt như trước và hiệu suất vận động cũng sẽ giảm đi

 

Để phòng tránh chấn thương khi chơi thể thao

  • Trước khi chơi thể thao, bắt buộc phải khởi động thật kỹ. Nếu không khởi động, nguy cơ bị chấn thương là cực kì cao
  • Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp các khớp tiết ra dịch nhờn giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn. Hơn nữa, cơ bắp khi được luyện tập sẽ săn chắc và dẻo dai hơn. Dây chằng theo đó mà được kéo giãn, dây chằng càng co giãn tốt, khả năng bị chấn thương dây chằng càng thấp
  • Chọn cho mình đôi giày phù hợp, vừa với đôi chân, và sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng có tích hợp bộ phận chống chấn thương
  • Ăn uống điều độ, đủ chất, giữ sức khỏe lẫn tinh thần trong trạng thái tốt nhất có thể
  • Tập luyện vừa phải, tuyệt đối không quá giới hạn cho phép của cơ thể, hãy lắng nghe cơ thể của chính mình
  • Lựa chọn những bài tập hoặc môn thể thao phù hợp với độ tuổi của bản thân

Bình luận