Các thông số mặt vợt, cốt vợt bóng bàn

Nguồn gốc vợt bóng bàn

Ban đầu từ thuở sơ khai,người ta lấy 1 mảng gỗ nguyên làm cốt vợt bóng bàn. Sau 1 thời gian, người ta lại thấy nên ghép lại nhiều miếng gỗ mỏng sẽ có độ nẩy đều hơn và vợt nhiều lớp ra đời. Sau đó người ta lại nghĩ rằng có thể ghép các miếng gỗ lại nhưng ngược sớ gỗ với nhau sẽ hạn chế hơn nữa việc bóng nẩy khác nhau trên bề mặt của cây vợt. Thế là từ đó, họ dùng 1 lớp gỗ có sớ dọc để ở chính giữa, rồi ép 2 lớp mỏng 2 bên có sớ ngang, sau đó mới ép tiếp 2 lớp gỗ có sớ dọc làm 2 mặt chính của chúng ta ngày nay. Và cũng vì vậy, số lượng các lớp gỗ của 1 cây vợt bao giờ cũng là số lẻ: 1,3, 5, 7.

Các thông số trên cốt vợt bóng bàn

Trên cốt vợt thường có ghi các thông số như DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+ mô tả phạm vi phân loại tốc độ cốt vợt từ chậm nhất (DEF) đến nhanh nhất (OFF+). Người chơi thường sẽ dựa trên những thông số này để lựa chọn cốt vợt phù hợp với mình

  • DEF: Thích hợp với người có lối phòng thủ xa bàn; Giúp người chơi kiểm soát chặt chẽ bóng
  • ALL-: Thích hợp với người có lối đánh gò bóng và thiên về phòng thủ
  • ALL: Thích hợp với người có lối chơi toàn diện, có thể phù hợp với nhiều phong cách chơi bóng khác nhau
  • ALL+: Thích hợp với người có lối đánh chặn đẩy tốt, kiểm soát độ xoáy tốt và có thế mạnh ở quả đánh thuận tay.
  • OFF-: Thích hợp với người có lối đánh phòng ngự phản công ở cự ly trung bình.
  • OFF: Thích hợp với người có thiên hướng tấn công
  • OFF+: Thích hợp với người có lối đánh lấy tấn công làm chủ đạo. Cốt vợt cứng và khó kiểm soát hơn các dòng trên.

Speed: thường là từ 1 đến 10. Một số hãng có thể sử dụng thang đo từ 1 đến 100. Số càng lớn tốc độ càng cao.

Control: thường là từ 1 đến 10 hoặc có thể từ 1 đến 100. Số càng lớn độ điều khiển càng cao

Ply (số lượng lớp trên cốt): 5W nghĩa là vợt có 5 lớp gỗ, 3W/2A/C nghĩa là cốt vợt có 3 lớp gỗ, 2 lớp Artyle và một lớp carbon…

WT (Weight: trọng lượng): trọng lượng của cốt vợt, thường trong khoảng từ 70 gram đến 100 gram.

Handles (kiểu tay cầm): có kí hiệu là FL (Flared), AN (Anatomic) hoặc ST (Straight)

Kích thước vợt bóng bàn

Một yếu tố quan trọng nữa là kích thước vợt bóng bàn. Người chơi phòng thủ ưa thích cốt vợt có mặt lớn do họ muốn tận dụng tối đa khu vực sweet spot lớn. Trong khi người chơi tấn công thì lại ưa thích mặt vợt nhỏ để giảm thiểu độ cản không khí.

( Sweet Spot là khu vực trên mặt vợt nơi mà người chơi có cảm giác bóng tốt nhất khi thực hiện những cú đánh, khu vực này có hình tròn và tâm của nó chính là tâm của mặt vợt, một cách dễ dàng để xác định khu vực sweet spot là thả một quả bóng bàn từ một độ cao cố định xuống những phần khác nhau trên mặt vợt, chúng ta có thể dễ dàng xác định khu vực này dựa vào độ nảy và cảm giác của bóng. )

Ngoài ra, khi chọn cốt vợt, chúng ta có thể xem catalogue để tìm hiểu xem cốt vợt được làm bằng những lớp gỗ gì để hiểu rõ thông số cơ bản của cốt vợt. Một số loại gỗ và vật liệu thông dụng hiện nay gồm có:

– Gỗ Ayous: trọng lượng nhẹ, chắc thịt, đánh đôi công cận bàn rất xuất sắc.

– Gỗ Koto: thường dùng ở lớp ngoài cùng để tăng độ cứng và độ nảy.

– Gỗ Bass: phổ biến nhất vì giá thành thấp và có độ kiểm soát cao.

– Gỗ Limba: cảm giác mềm, bám bóng và độ kiểm soát cao, là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vdv Châu Âu ưa chuộng kỹ thuật giật bóng xa bàn.

– Gỗ Cypress (còn gọi là Hinoki): là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vdv Châu Á ưa chuộng kỹ thuật tấn công nhanh, cảm giác mềm, tốc độ khá cao.

– Gỗ Planchonello: thường dùng ở lớp ngoài, để tăng tốc độ bóng, hỗ trợ trường phái tấn công “bạo lực”.

– Gỗ Yellow Aningre: có độ kiểm soát rất tuyệt, cảm giác mềm, phù hợp với trường phái công thủ toàn diện (all-round).

– Chất liệu phụ gia Carbon: nhằm gia tăng tốc độ.

– Chất liệu phụ gia Arylate: nhằm mở rộng vùng hồng tâm chuẩn xác trên mặt vợt.

Các thông số mặt vợt bóng bàn

Phần lớn tốc độ của một cây vợt bóng bàn được xác định bởi cốt vợt. Mặt vợt bóng bàn mặc dù cũng góp phần xác định tốc độ của cây vợt nhưng tác dụng chính của nó là tạo ra độ xoáy. Mặt vợt bóng bàn có thể phân làm 5 loại ( gồm cả No Sponge, Anti) nhưng chủ yếu là 3 loại chính sau:

MAT VOT BONG BAN

  • Inverted ( mặt vợt trơn)

Mặt vợt “inverted” có khả năng tạo ra độ xoáy rất lớn do cấu trúc bề mặt dính của nó. Phù hợp với tất cả các lối chơi từ phòng thủ đến tấn công. Đây là loại mặt vợt phổ biến nhất hiện nay.

  • Short pips ( mặt vợt gai ngắn)

Mặt vợt “short pip” thực chất là loại mặt vợt “inverted” nhưng lật ngược lại tạo nên một bề mặt với rất nhiều nốt. Khoảng trống giữa các nốt này có tác làm giảm độ xoáy của trái bóng. Điều này giúp bạn tạo ra những cú đánh trả mạnh mẽ dù trái bóng bay tới có xoáy như thế nào. Mặt vợt “short pips” có tính đàn hồi tốt, đánh bóng chắc và tốc độ nhanh, phù hợp nhất với những cú đánh trả những quả giao bóng. Tuy nhiên loại mặt vợt này không có khả năng tạo ra nhiều độ xoáy như là loại mặt “inverted”.

  • Long pips (mặt vợt gai dài)

Loại mặt vợt này có cấu trúc giống mặt vợt short pip nhưng các nốt trên bền mặt cao hơn. Khi trái bóng do đối phương đánh tác động vào bề mặt loại mặt vợt này, các nốt trên bề mặt sẽ dễ dàng bị uốn cong, làm đảo chiều xoáy của trái bóng, việc này sẽ khiến cho đối phương khó đoán được chiều xoáy của trái bóng khi bạn đánh trả.

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here