Rã đế – Nỗi đau của các đầu giày và cách giải quyết
- Hùng Nguyễn
- 01 Mar, 2016
- 2366 lượt xem
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng sở hữu- hay từng nhìn thấy- một đôi giày với phần đế cứ như bị một đàn kiến nghìn con tấn công và cắn vụn như thế này: Chủ nhân của các đôi giày phía trên đã không làm gì có lỗi với đôi giày của […]
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng sở hữu- hay từng nhìn thấy- một đôi giày với phần đế cứ như bị một đàn kiến nghìn con tấn công và cắn vụn như thế này:
Chủ nhân của các đôi giày phía trên đã không làm gì có lỗi với đôi giày của họ cả, họ chỉ đơn giản bỏ chúng vào hộp trong vòng vài năm, chờ đợi một dịp đặc biệt để lấy ra mang, và rồi khóc một dòng sông khi thấy giày đi đằng giày đế đi đằng đế lúc hí hửng mở nắp hộp. Nguyên nhân chính của sự việc này là do phần công thức cấu tạo của phần đế. Chúng được làm từ nhựa PU (polyurathane), một loại hợp chất được sử dụng khá phổ biến. Chúng mang đến sự bền chắc cho đế giày, nhưng lại nhanh chóng rã ra dưới tác động của thời gian. Điều này giải thích vì sao Jordan 1, với phần đế bằng cao su của mình lại (gần như) bền vững với thời gian, rất dễ dàng bắt gặp một đôi retro OG từ 1994 thậm chí 1985 trong tình trạng wearable, trong khi đó những dòng đi sau như Jordan 3, 4, 5 rã rất nhanh sau tầm 7-8 năm, lý do là vì chúng được trang bị bộ đế bằng PU.
Vậy hướng giải quyết cho nỗi đau này là gì? Theo giáo sư Son Binh T. Nguyen, cách giải quyết duy nhất và triệt để nhất là bỏ giày một hộp sắt kín bơm đầy khí Argon. Ý tưởng tuyệt đấy, nhưng tôi sẽ kiếm khí Argon ở cái xó nào đây?
Bạn cũng nên kiếm một người restore giày đủ tốt để nhờ họ khi cần
Một số đầu giày thì lại truyền tai nhau một cách khác, đó là đừng trưng giày mà hãy mang nó, ít nhất một tháng một lần, lấy ra và đi loanh quanh trong sân, dù điều đó khiến giày không còn ở tình trạng DS, nhưng bù lại giúp chúng wearable. Thực hư của lời đồn này chưa được kiểm chứng, nhưng bạn có thể nhìn vào hình dưới đây
Tin tốt là các nhà khoa học đã tìm ra hướng giải quyết vấn đề này, bằng việc cải tiến loại PU truyền thống và biến nó thành PU nén nhiệt, loại công nghệ có thể được tìm thấy trên các dòng adidas Boost. Theo như quảng cáo, chúng không hề có hiện tượng rã đế theo thời gian và bạn vẫn có thể mang một đôi Boost mua năm 2015 vào năm 2030 vẫn được, miễn là bạn chịu đựng nổi cái màu vàng kinh khủng của phần midsole sau ngần ấy năm sử dụng.
Các thông số mặt vợt, cốt vợt bóng bàn
Bài viết cùng chủ đề
Đặt đồ đá banh đẹp, giá rẻ TPHCM?
- 03 Sep, 2016
- 2272 lượt xem
Giày đá banh sân cỏ nhân tạo giá rẻ tại TPHCM –...
- 04 Apr, 2016
- 4914 lượt xem
Bài viết cùng tác giả
Mua vợt bóng bàn ở đâu tại TP HCM
- 18 Jul, 2016
- 2487 lượt xem
Giá các loại banh bóng rổ
- 18 Jul, 2016
- 1739 lượt xem
Phân biệt một số loại banh bóng rổ phổ biến
- 29 Mar, 2016
- 5775 lượt xem
Danh mục nổi bật
Bài viết mới nhất
Kỹ thuật cứa lòng – Cách sút bóng xoáy hiệu quả nhất
- 28 Jan, 2019
- 6749
Kỹ thuật bóng đá – Cách chuyền bóng chuẩn xác
- 28 Jan, 2019
- 5395
Review giày Pan Impulse Graffiti chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2859
Review giày Mitre 181229 TF chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2874
Đánh giá chi tiết giày Jogarbola 190424B
- 03 Jul, 2020
- 3337
Đánh giá chi tiết mẫu giày Kamito Cobra 2
- 01 Jul, 2020
- 3586
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga
- 29 Jun, 2020
- 2111
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch
- 29 Jun, 2020
- 1989