Như các bài viết trước đã đề cập, với người mới chơi bóng bàn đơn giản chỉ cần chọn một cây vợt bóng bàn dán sẵn. Bạn có thể tham khảo cách chọn mua vợt bóng bàn cho người mới chơi tại đây: https://blog.yousport.vn/tu-van-mua-vot-bong-ban-cho-nguoi-moi-choi/ Tuy nhiên với người chơi lâu năm và chuyên nghiệp thì cần […]
Như các bài viết trước đã đề cập, với người mới chơi bóng bàn đơn giản chỉ cần chọn một cây vợt bóng bàn dán sẵn. Bạn có thể tham khảo cách chọn mua vợt bóng bàn cho người mới chơi tại đây: https://blog.yousport.vn/tu-van-mua-vot-bong-ban-cho-nguoi-moi-choi/
Tuy nhiên với người chơi lâu năm và chuyên nghiệp thì cần thiết mua riêng một mặt vợt bóng bàn ghép với cốt vợt để có được cây vợt phù hợp với lối đánh nhất. Bên cạnh việc chọn mua mặt vợt bóng bàn làm sao cho phù hợp thì chọn mua cốt vợt bóng bàn nào để phát huy tối đa kĩ thuật của bạn cũng quan trọng không kém. Do đó, tiếp theo series chia sẻ kinh nghiệm chọn mua vợt bóng bàn, hôm nay YouSport xin tiếp tục chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm chọn mua cốt vợt bóng bàn.
Nếu bạn đã bắt đầu chơi chuyên nghiệp, để chọn mua cốt vợt bóng bàn phù hợp, bạn cần phải xem xét kĩ phong cách chơi của bạn.
“Bạn chơi tốt tấn công hay phòng thủ hay kết hợp cả hai”
Các thông số trên cốt vợt bóng bàn
Trên các loại cốt vợt bóng bàn thường có ghi các thông số như DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+ mô tả phạm vi phân loại tốc độ cốt vợt từ chậm nhất (DEF) đến nhanh nhất (OFF+). Bạn có thể tham khảo những thông số này để lựa chọn cốt vợt phù hợp với mình
- DEF: Thích hợp với người có lối phòng thủ xa bàn; Giúp người chơi kiểm soát chặt chẽ bóng
- ALL-: Thích hợp với người có lối đánh gò bóng và thiên về phòng thủ
- ALL: Thích hợp với người có lối chơi toàn diện, có thể phù hợp với nhiều phong cách chơi bóng khác nhau
- ALL+: Thích hợp với người có lối đánh chặn đẩy tốt, kiểm soát độ xoáy tốt và có thế mạnh ở quả đánh thuận tay.
- OFF-: Thích hợp với người có lối đánh phòng ngự phản công ở cự ly trung bình.
- OFF: Thích hợp với người có thiên hướng tấn công
- OFF+: Thích hợp với người có lối đánh lấy tấn công làm chủ đạo. Cốt vợt cứng và khó kiểm soát hơn các dòng trên.
Kích cỡ mặt cốt vợt
Một yếu tố quan trọng nữa là kích cỡ của mặt cốt vợt. Người chơi phòng thủ ưa thích cốt vợt có mặt lớn do họ muốn tận dụng tối đa khu vực sweet spot lớn. Trong khi người chơi tấn công thì lại ưa thích mặt cốt vợt nhỏ để giảm thiểu độ cản không khí.
( Sweet Spot là khu vực trên mặt vợt nơi mà người chơi có cảm giác bóng tốt nhất khi thực hiện những cú đánh, khu vực này có hình tròn và tâm của nó chính là tâm của mặt vợt, một cách dễ dàng để xác định khu vực sweet spot là thả một quả bóng bàn từ một độ cao cố định xuống những phần khác nhau trên mặt vợt, chúng ta có thể dễ dàng xác định khu vực này dựa vào độ nảy và cảm giác của bóng. )
Trọng lượng cốt vợt bóng bàn
Độ nặng, nhẹ của cốt vợt phụ thuộc rất lớn vào chất liệu cấu thành cũng sự sắp xếp phối trộng giữa các lớp cốt.
Cốt vợt càng nặng, càng giảm thiểu đi độ nhanh nhạy của những cú giao bóng. Những bạn mới chơi lên chuyên nghiệp cũng nên chọn loại cốt vợt này, những cú ra bóng tuy không nhanh nhưng mạnh hơn, nhiều lực dồn hơn nhờ trọng lượng của nó. Người chơi cũng chỉ còn công việc duy nhất kiểm soát bóng. Sau đó, khi kỹ thuật đã nâng cao, dần dần bạn có thể chuyển sang các loại khác cao cấp hơn phụ thuộc vào trình độ.
Với lối đánh phòng thủ, bạn cũng nên chọn loại cốt vợt nặng này. Bạn sẽ tập trung cản phá những lượt tấn công của đối thủ. Tuy rằng tốc độ chậm nhưng chắc chắn.
Cốt vợt nhẹ sẽ phù hợp với những bạn có lối đánh tấn công, Nó sẽ tạo được cho bạn những cú đánh nhanh, mạnh và xoáy sâu, đưa bạn vào thế áp đảo đối phương.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cốt vợt nào càng giúp đánh xoáy, đánh càng căng thì khả năng giữ bóng càng kém, kiểm soát tốc độ cũng trở nên khó khăn. Tốc độ cao sẽ cho được những cú đánh nhanh mạnh tuy nhiên góc độ đánh không thể chính xác được với những cú đánh tốc độ cao.
Đây là lưu ý quan trọng để chọn mua cốt vợt bóng bàn phù hợp với mục tiêu luyện tập của bạn và nhớ rằng tốc độ và khả năng điều khiển luôn là hai thứ đối nghịch nhau.
Chất phụ gia
Các hãng sản xuất cốt vợt bóng bàn thường sử dụng thêm các chất phụ gia để nâng cao chất lượng của cốt vợt. Tuy nhiên, trong bài này, với kiến thức của mình, mình chỉ xin giới thiệu tới bạn một số công nghệ cốt vợt của thương hiệu bóng bàn nổi tiếng Butterfly. Các công nghệ của các thương hiệu khác, sau khi tìm hiểu kĩ, mình sẽ giới thiệu với các bạn ở các bài viết sau.
Với hãng bóng bàn Butterfly, thì có 2 chất phụ gia nổi tiếng và phổ biến nhất là Carbon và Arylate.
+ Cốt vợt có sử dụng carbon: Lớp sợi carbon nâng cao tốc độ cho cây vợt, làm rộng khu vực sweet-spot, và khiển cây vợt ổn định hơn. Carbon cũng đóng vai trò như là một lớp gia cố làm mạnh thêm cây vợt. Do đó phần lớn cốt vợt có sử dụng Carbon sẽ tạo cảm giác “cứng”, phù hợp với người chơi có lối đánh tấn công.
+ Cốt vợt có sử dụng sợi Arylate: Lớp sợi Arylate sẽ làm giảm độ rung của vợt khi tác động với bóng. Giống như sợi Carbon, lớp sợi Arylate cũng làm rộng khu vực sweet-spot khiến cho cây vợt ổn định hơn. Đặc tính này sẽ tạo ra một cây vợt có cảm giác “trung bình” hoặc “mềm”, phù hợp với người chơi hay tạo ra những cú đánh xoáy.
Các loại cốt vợt bóng bàn cao cấp sẽ sử dụng những lớp tạo bởi sự kết hợp giữa Carbon và Arylate. Tốc độ và khu vực sweet-spot lớn của Carbon kết hợp với khả năng giảm rung và cảm giác “mềm” của Arylate tạo ra những cây vợt có chất lượng cao nhất hiện nay
Trên thị trường hiện nay, bạn có thể chọn mua các loại cốt vợt bóng bàn của các hãng sản xuất nổi tiếng như Butterfly (Nhật Bản), Stiga (Thuỷ Điển), 729 (Trung Quốc), DHS(Trung Quốc), Tibhar (Đức), …
Ngoài một số kinh nghiệm trên, khi lựa chọn cốt vợt bóng bàn, bạn có thể khảo ý kiến từ những người chơi bóng bàn lâu năm có quen biết để có được những tư vấn tốt về việc chọn lựa một cốt vợt phù hợp
Với những chia sẻ trên chắc đã phần nào giúp bạn trả lời được câu hỏi “nên mua cốt vợt bóng bàn loại nào?”. YouSport chúc bạn lựa chọn được cốt vợt ưng ý nhất.
Bài viết cùng chủ đề
Chọn vợt cầu lông loại nào tốt, phù hợp
- 15 Jan, 2017
- 1285 lượt xem
Cách bảo quản, vệ sinh vợt bóng bàn
- 18 Jul, 2016
- 2049 lượt xem
Bài viết cùng tác giả
Lịch sử hình thành các mẫu giày bóng rổ cổ thấp
- 27 Sep, 2017
- 2358 lượt xem
Trái bóng Jabulani – Những điều bạn chưa biết
- 03 Sep, 2017
- 2504 lượt xem
Đặt in áo thể thao tại TpHCM
- 03 Sep, 2016
- 1855 lượt xem
Danh mục nổi bật
Bài viết mới nhất
Kỹ thuật cứa lòng – Cách sút bóng xoáy hiệu quả nhất
- 28 Jan, 2019
- 6760
Kỹ thuật bóng đá – Cách chuyền bóng chuẩn xác
- 28 Jan, 2019
- 5403
Review giày Pan Impulse Graffiti chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2871
Review giày Mitre 181229 TF chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2880
Đánh giá chi tiết giày Jogarbola 190424B
- 03 Jul, 2020
- 3342
Đánh giá chi tiết mẫu giày Kamito Cobra 2
- 01 Jul, 2020
- 3595
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga
- 29 Jun, 2020
- 2125
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch
- 29 Jun, 2020
- 1996