YouSport.vn

YouSport.vn

YouSport.vn cung cấp ✅ đồ thể thao chính hãng, ✅ giày bóng đá, ✅ áo bóng đá mới, chất lượng nhất. Bảo hành trọn đời, đổi trả trong vòng 90 ngày, giao hàng toàn quốc.

Liên hệ chúng tôi

Chấn thương phổ biến trong bóng đá

Chấn thương phổ biến trong bóng đá

Khi chơi bóng, có những thời điểm người chơi đặt hết tâm trí vào trái bóng dẫn đến những pha vào bóng có phần hơi quyết liệt. Điều đó vô tình gây ra những chấn thương cho đối phương. Đặc biệt, cổ chân và đầu gối là những phần cơ thể dễ bị chấn thương […]

Khi chơi bóng, có những thời điểm người chơi đặt hết tâm trí vào trái bóng dẫn đến những pha vào bóng có phần hơi quyết liệt. Điều đó vô tình gây ra những chấn thương cho đối phương. Đặc biệt, cổ chân và đầu gối là những phần cơ thể dễ bị chấn thương do người chơi vận động với cường độ lớn và thực hiện các động tác có kỹ thuật và độ khó cao. Ngoài ra, còn một số chấn thương phổ biến trong bóng đá nữa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây

1. Bong gân

Bong gân mắt cá chân và đầu gối là một trong những chấn thương phổ biển nhất khi chơi bóng. Trong đó, bong gân mắt cá chân thường hay xảy ra hơn, khi các dây chằng nằm cạnh mắt các bị tổn thương.

Bong gân thường xảy ra khi người chơi bóng thực hiện những pha chạy đổi hướng đột ngột hoặc những pha xoay người. Một ca bong gân có thể khiến chúng ta phải nghỉ thi đấu khoảng 4 đến 6 tuần tùy theo mức độ.

chấn thương phổ biến trong bóng đá

Rất may là bong gân hiếm khi phải điều trị bằng phẫu thuật. Khi gặp chấn thương này, phần lớn chỉ cần nghỉ ngơi, chườm đá hoặc cuốn băng y tế. Bên cạnh đó, người bị bong gân có thể áp dụng những bài tập vật lý trị liệu để có thể trở lại thi đấu sớm hơn.

Bong gân cổ chân – Dấu hiệu và cách điều trị

2. Chấn thương căng gân khoeo

Đây cũng là một dạng chấn thương phổ biến trong bóng đá không kém gì bong gân. Với đặc thù vận động cường độ cao, vùng gân khoeo bắp đùi có thể bị căng vượt quá giới hạn và bị rách gân – đây được gọi là chấn thương căng gân khoeo.

Sự dẻo dai sẽ giúp cầu thủ giảm khả năng bị căng cơ. Do đó, cần phải khởi động kỹ để máu lưu thông tới các nhóm cơ, làm mềm cơ trước khi thi đấu. Hoặc cũng có thể sử dụng các loại phụ kiện hỗ trợ như băng keo thể thao hoặc bó gối để hạn chế chấn thương xảy ra.

3. Thương tích da

Loại chấn thương rất hay xảy ra khi chơi bóng trên mặt sân cỏ nhân tạo. Chỉ cần một cú trượt ngã, một pha nhoài người cản bóng là chân tay của người chơi bóng sẽ dễ dàng bị trầy xước, tấy đỏ.

Tuy loại chấn thương này không quá nguy hại nhưng lại ảnh hưởng nhiều không chỉ là việc chơi bóng mà còn trong sinh hoạt hàng ngày.

chấn thương vùng da trong bóng đá

Vùng dễ bị chấn thương dạng này nhất là đầu gối, khuỷu tay. Vị trí thủ môn trên sân cỏ nhân tạo là dễ bị thương tích da nhất. Cần che chắn các vùng kể trên bằng băng đầu gối và băng khuỷu tay để đảm bảo an toàn.

4. Trật mắt cá.

Trật mắt cá là dạng chấn thương phổ biến trong bóng đá. Đây là tổn thương phần mềm (chủ yếu là dây chằng) xung quanh mắt cá khi mắt cá bị xoắn vào trong. Cũng như chấn thương dây chằng, phần bao bọc xung quanh khớp mắt cá chân cũng có thể bị tổn thương, gây chảy máu, đau và sưng.

chấn thương mắt cá trong bóng đá

Có thể sử dụng băng gót để cố định, bảo vệ phần mắt cá tránh những chấn thương đáng tiếc xảy ra.

Share:

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết cùng tác giả