Chọn giày cầu lông và bảo vệ chân
Màu dạ quang

Để tập luyện, thi đấu tốt bất kỳ một môn thể thao nào thì chúng ta đều cần có sự trang bị đầy đủ những phụ kiện cần thiết. Và cầu lông cũng vậy. Việc lựa chọn giày cầu lông và bảo vệ chân là một yếu tố rất quan trong cần chúng ta lưu ý.

I. Chọn giày cầu lông

Trước hết bạn phải biết được đặc điểm lối di chuyển của mình như thế nào để chọn giày cho phù hợp. Ví dụ: Khi lên lưới chân trước của bạn thường tiếp đất bằng mũi hay gót? Bạn có thường xuyên nhảy bật không? Sau khi nhảy bật thì bạn tiếp đất bằng mũi hay gót?…

Hướng dẫn chi tiết:

– Nếu bạn lên lưới và tiếp đất bằng gót thì không nên chọn những đôi giày có gót bọc nhựa

Kumpoo KH-43

 

– Nếu bạn lên lưới và tiếp xúc bằng mũi chân, hoặc khi di chuyển hay lê mũi giày thì không nên chọn những mẫu giày có phần mũi mỏng (có tác dụng tăng cảm giác chân khi di chuyển). Điển hình mũi mỏng là một số mẫu Kumpoo đời cũ

– Nếu bạn nhảy đập xong thường rơi xuống mà tiếp gót thì nên sửa ngay vì như thế rất có hại, ko chỉ cho chân, gối mà thậm chí cả cột sống. Nhằm giảm thiểu các chấn thương, bạn nên chọn các đôi giày có đế dày, tăng cường bằng giảm chấn đệm khí hoặc Power Cushion (rất nhiều mẫu kiểu này để các bạn lựa chọn, có thể kể Yonex 101, Yonex SHB85, Victor VT-802 hoặc 803, Kawasaki K039…). Giá các loại này thường mắc hơn nhiều so với các loại giày không có công nghệ Power Cushion.

Kumpoo KH-43

Sau khi lựa chọn được kiểu giày phù hợp cách di chuyển thì kế đến là lựa chọn phụ thuộc vào kiểu dáng của bàn chân.
– Những ai có mũi bàn chân rộng thì nên chọn kiểu giày có mũi tù, to bản (Victor VT-802, 803, 8000), ngược lại nếu có bàn chân với mũi chân gọn thì nên chọn giày có mũi nhỏ, nhọn để ôm chân (Yonex 100, một số mẫu Kawasaki như K039, K038, Victor VT-7000, Mmoa 8000, 9000)

– Những người có bàn chân dày nên chọn loại giày rộng, vỏ giày mỏng, dây buộc có thể nới ra nhưng vẫn chặt
Những người có bàn chân mỏng thì nên chọn loại giày ôm chân, vỏ có thể dày 1 chút.
– Nói chung là nên chọn giày có cổ giày thấp và có đai chữ X bằng nhựa ôm chặt gót và cổ chân vì sẽ rất thuận tiện khi di chuyển, ko vướng víu mà vẫn chặt chân ( VT-8000, VT-91, 92, 93, Yonex 100, 101)

chọn giày cầu lông và bảo vệ chân Kumpoo KH-43
Các loại giày có cổ giày cao (một số kiểu giày cũ của vài năm trước) thường gây vướng phần gân phía trên gót chân khi gập cổ chân, rất vướng víu, thậm chí gây đau chân.

Tóm lại nếu bạn chơi cầu lông thường xuyên thì nên đầu tư cho mình một đôi giày thật tốt, để đề phòng những chấn thương không mong muốn có thể khiến bạn không thể tiếp tục chơi được nữa.
Những đôi giày rẻ tiền hoặc không phải của các thương hiệu có tiếng thường có đế mỏng, nếu đánh nhiều sẽ bị rát gan bàn chân, khi tiếp đất sau khi nhảy đập thường có cảm giác đau ở khớp gối và gót, như vậy sẽ không có lợi về lâu dài.
Các mẫu giày chính hãng kể trên có giá cả tương đối ngang nhau. Quan trọng là chọn được 1 đôi giày chất lượng, kiểu dáng ưa nhìn và phù hợp với lối chơi của bạn thì rất đáng tiền.

II. Cách bảo vệ chân khi chơi thể thao

Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại giầy thể thao với mẫu mã, chủng loại và chất lượng khác nhau, đôi khi khiến người tiêu dùng rất khó khăn để lựa chọn một đôi giầy như mong muốn.

Những nhãn hiệu giày thể thao nổi tiếng thế giới với chất lượng tốt và kiểu dáng phong phú sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy yên tâm. Đối với giày thể thao chất lượng cao, ngoài hình thức đẹp bắt mắt, giày còn rất nhẹ, hỗ trợ nhiều cho người sử dụng bởi sự thoải mái và các tính năng hiện đại (giúp gia tăng lực đẩy của bàn chân nhờ cấu trúc nhiều lớp của đế giầy, mũi giầy chịu được ma sát lớn, đệm lót mềm, hút ẩm tốt và thêm chức năng giảm sóc…) Nếu chọn giày không phù hợp, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái bởi thao tác khó chính xác, dễ té ngã dẫn đến lật cổ chân, sai khớp…

KH-28

Hãy quan sát kỹ để nhận thấy giày không bị rách, trầy xước, keo lem nhem. Hãy bóp nhẹ vào thân giày để cảm nhận độ cứng vừa đủ. Một đôi giày đẹp cũng có nhiều tiêu chuẩn ngoại quan, hãy chú ý đến logo của hãng sản xuất.

Quan sát đôi giày bằng cách đặt chiếc giày lên một mặt phẳng, xem chiếc giày có cân đối không. Giày không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giày và đầu gót giày đều phải thẳng. Chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giày không bị bập bênh. Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giày để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giày. Điều này sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng.

Ngoài hình dáng bắt mắt, bạn phải chọn giày đúng kích cỡ. Có thể chọn giày lớn hơn chân bạn khoảng nửa size (4-5mm). Tuyệt đối không chọn giày nhỏ hơn chân dù bạn rất thích mẫu giày đó.

Bạn nên đi mua giày vào buổi chiều để bảo đảm giày không bị chật.

Nếu bạn không ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật. Giày chật hoặc quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng chút ít.

K151D

Nên thử cả hai chân. Thường chúng ta có một chân này “nhỉnh hơn” chân kia một chút. Khi thử giày, nên đi kèm loại tất mà mình thường mang với giày.

Nguồn : votcaulong.com

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here