Nếu kỹ thuật giật bóng bàn của bạn không tốt, bạn sẽ không thể trở thành một người chơi bóng bàn giỏi. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu một cách chi tiết nhất về kỹ thuật này đến các bạn.
Trong kỹ thuật giật bóng bàn có 5 kiểu giật bóng :
+/ GIẬT XUNG (hay còn gọi là giật bắn)
+/ GIẬT VỒNG (hay còn gọi là giật cầu vồng)
+/ GIẬT XOÁY NGANG (hay còn gọi là giật ứng dụng) ở kiểu giật này thường gặp ở những người đánh, sử dụng tay trái còn người đánh , sử dụng tay phải rất hiếm
+ /GIẬT ĐỐI LẠI
+/ GIẬT XOÁY XUỐNG
I, Kỹ thuật giật bóng bàn cơ bản
1, Giật xung
Kỹ thuật giật bóng bàn thuận tay
Đây là kỹ thuật tấn công nhanh, thực hiện cú giật bóng mạnh kết hợp bóng xoáy làm khó đối thủ.
Tư thế chuẩn bị:
Chân phải đứng sau, chân trái đứng lên trước.
Hai chân dang rộng, tạo góc 45 độ giữa cơ thể với đường biên ngang bàn, giữa cẳng tay và cánh tay tạo góc khoảng 150 – 160 độ, giữa cánh tay và thân người khoảng 45 độ,vai phải thả lỏng thấp hơn vai trái.
Trong quá trình đánh bóng: Khi bóng tới đúng điểm thuận tay, nhanh chóng lăng vợt hướng vòng cung từ sau ra trước, sang trái và hơi chếch lên trên. Kết hợp miết cổ tay, đồng thời xoay hông và phần thân trên, trọng tâm chuyển từ chân phải sang chân trái.
Một số lưu ý khi giật bóng thuận tay
– Cần phán đoán tốt hướng bóng, điểm rơi và chọn thời điểm giật bóng.
– Quá trình tiếp xúc bóng với vợt phải chính xác, lực vừa đủ nếu không bóng sẽ bay ra ngoài.
– Sau khi đánh bóng, thả lỏng thân và trở về vị trí.
– Lưu ý khi xoay hông giật bóng không được gượng ép hoặc cố vượt ngưỡng sẽ gây chấn thương nếu động tác không ăn nhập.
Kỹ thuật giật bóng bàn trái tay
Để cân bằng cho hai bên khi đánh bóng, kỹ thuật giật bóng trái tay ra đời. Cách cầm vợt ngang, giật bóng có sức xoáy lớn được nhiều cao thủ sử dụng.
Tư thế chuẩn bị:
Chân trái đứng sau chân phải, khoảng cách giữa hai chân dang rộng bằng vai, trọng tâm hạ thấp về chân trái, hai chân hơi trùng xuống. Tạo góc 45 -50 độ giữa người và bàn.
Khi bóng tới đưa vợt từ bên trái tay sang phải hướng từ dưới lên. Điểm tiếp xúc giữa bóng và vợt có thể là giữa trên hoặc giữa dưới sao cho phù hợp với cú giật bóng.
Lực cổ tay là chủ yếu, dùng để vẩy bóng và miết vào bóng tạo cú đánh vòng cung đưa bóng qua lưới. Thực hiện cú xoay hông vặn mình từ trái qua phải, trọng tâm được chuyển dịch đồng bộ.
Một số lưu ý khi giật bóng bàn trái tay
– Ước định điểm bóng và hướng bay của bóng trước khi tung cú giật bóng trái tay.
– Chọn khoảng cách phù hợp, dùng lực vừa đủ để tạo ra quả bóng khó.
– Phối hợp nhịp nhàng các động tác với cơ thể để tránh bị chấn thương.
2, Giật vồng
Kỹ thuật giật vồng thuận tay
Đây là một trong những kỹ thuật chủ yếu của cách đánh giật vồng vợt dọc, giật vồng vợt ngang và cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng.
Kỹ thuật giật vồng xoáy mạnh thuận tay
– Đặc điểm: Nếu so sánh với bóng tấn công nói chung thì vị trí đứng giật bóng hơi xa hơn, động tác hơi lớn, tốc độ hơi chậm, độ vòng cung lớn, bóng có độ xoáy lên mạnh. Đường vồng thứ nhất tương đối cao, đường vồng thứ hai tương đối thấp, sau khi rơi xuống chạm bàn lao về phía trước đồng thời rơi trượt xuống dưới. Đối phương đánh trả không thỏa đáng dễ xuất hiện bóng cao hoặc ra ngoài bàn. Nói chung dùng giật bóng để đối phó với bóng xoáy xuống có thể tạo ra cơ hội đập vụt.
– Thực hiện kỹ thuật động tác: Đứng ở vị trí cách bàn khoảng 60cm, chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể đặt lên chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải, vai phải hơi hạ thấp, tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa ra sau và hạ thấp, đưa vợt xuống phía dưới sau bên phải thân, đồng thời xoay trong làm cho mặt vợt hơi nghiêng trước. Đợi khi bóng bật lên đang ở thời điểm cao thì dùng lực của cánh tay, cẳng tay làm chính vung vợt lên phía trên và ra trước đón bóng (cùng lúc với xoay thân sang bên trái). Ở thời điểm bóng bật bàn đi xuống, dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng mũi bàn chân phải đạp đất, lườn và háng bên phải xoay sang bên trái để trợ lực. Cẳng tay với sự kéo theo của cánh tay phát lực đưa vợt ma sát vào bóng theo hướng lên trên và ra trước sang trái. Cần phải sử dụng đầy đủ sức mạnh của cổ tay làm cho bóng xoáy lên mạnh mẽ. Sau khi đánh bóng, cánh tay vung vợt theo đà ra trước lên trên sang trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.
Kỹ thuật giật vồng giật xung thuận tay
– Đặc điểm: Tốc độ bóng nhanh, đường vồng thấp nhưng dài, bóng có độ xoáy lên mạnh, sau khi bật lên khỏi bàn có xung lực lao trước lớn đồng thời trượt xuống dưới. Đây là biện pháp giành điểm chủ yếu của vận động viên giật bóng.
– Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng cần dựa vào vị trí của bóng đến mà xác định. Chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân trên hơi xoay sang phải. Cánh tay tách khỏi thân người, tay phải cầm vợt đưa xuống phía dưới bên phải thân để vợt cao ngang mặt bàn đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt nghiêng trước. Sau khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn, dùng lực của cẳng tay là chính vung vợt về phía trước và lên trên để đón bóng. Cùng lúc thân trên cũng xoay sang bên trái. Khi bóng đến ở thời điểm cao nhất hoặc bắt đầu đi xuống dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa và trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng dùng phát lực của cẳng tay là chính đưa vợt theo hướng ra trước lên trên để ma sát vào bóng, kết hợp với vận dụng động tác và sức mạnh của cổ tay làm cho bóng xoáy mạnh lên trên. Sau khi đánh bóng, tay vung vợt theo đà lên trên ra trước và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.
Kỹ thuật giật vồng xoáy nghiêng thuận tay
– Đặc điểm: Về cơ bản cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay. Chỉ khác là sau khi bóng đánh ra có xu hướng xoáy lên xoáy nghiêng bên phải mạnh. Trong quá trình bay bóng quẹo sang bên trái. Khi chạm mặt vợt đối phương bóng sẽ bắn sang bên phải, tăng thêm độ khó cho việc đánh trả của đối phương.
– Thực hiện kỹ thuật động tác: Về cơ bản cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay, điểm khác nhau ở đây là mặt vợt nghiêng sang trái đánh vào phần giữa bên phải hoặc phần dưới bên phải của bóng. Ngoài ma sát lên trên ra , còn phải tăng thêm sức mạnh ma sát vào bóng theo hướng ra trước sang phải làm cho bóng sản sinh xoáy nghiêng lên bên phải mạnh mẽ.
Né người giật vồng thuận tay
– Đặc điểm: Khi gặp trường hợp bóng đến nửa bàn bên trái, không dùng kỹ thuật trái tay để đánh trả mà di chuyển nhanh ra ngoài góc trái bàn, né người và dùng kỹ thuật giật vồng thuận tay đánh trả. Từ đó đạt được việc phát huy uy lực của giật vồng thuận tay ở vị trí nửa trái bàn. Đây là một trong những kỹ thuật thường dùng của các vận động viên bóng bàn có cách đánh giật vồng vợt dọc.
– Thực hiện kỹ thuật động tác: Trước tiên cần nhanh chóng di chuyển ra ngoài góc trái bàn, thân người nghiêng về bàn, chân trái đứng ra trước, thân trên hơi cúi về trước và hóp bụng. Căn cứ vào tình hình bóng đánh đến để sử dụng các kỹ thuật giật vồng thuận tay đánh bóng cho thỏa đáng, khi đánh bóng cần dựa vào sự khác nhau về điểm rơi và tính chất của bóng đến để điều chỉnh hợp lý vị trí đưa vợt và phương hướng vung vợt….
Kỹ thuật giật vồng trái tay
Kỹ thuật giật vồng trái tay là một trong những kỹ thuật chủ yếu của cách đánh giật vồng vợt ngang. Vận động viên có cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng cũng đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật này.
Kỹ thuật giật vồng xoáy mạnh trái tay
– Đặc điểm Cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay, nhưng phần lớn là các vận động viên vợt ngang sử dụng.
– Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng ở vị trí giữa hoặc lệch sang bên trái bàn, thân người cách bàn khoảng 60cm hoặc xa hơn một chút. Chân phải hơi đứng ra trước hoặc đứng song song, trọng tâm cơ thể rơi vào cả hai chân, hai gối hơi co, thân trên hơi xoay sang trái. Tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa sang trái và hạ thấp đưa vợt xuống phía trái thân người, đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt nghiêng trước. Đợi khi bóng đến bật lên khỏi bàn đến điểm cao thì cánh tay vung vợt lên trên và ra trước đón bóng. Cùng lúc với nâng thân trên xoay sang phải. Khi bóng đến ở thời điểm đi xuống, dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa hơi lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng lấy cẳng tay phát lực là chính ma sát vào bóng theo hướng lên trên và hơi ra trước, đồng thời nâng gót chân lên kết hợp với lưng, lườn và háng xoay nâng lên trên sang phải trợ lực cho động tác tay làm cho bóng xoáy lên mạnh hơn. Sau khi đánh bóng, cánh tay vung vợt theo đà lên trên ra trước và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.
Kỹ thuật giật vồng giật xung trái tay
– Đặc điểm: Cũng giống với giật vồng giật xung thuận tay, nhưng kỹ thuật này thường được phần lớn các vận động viên vợt ngang sử dụng.
– Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng cần căn cứ vào vị trí của bóng đến mà xác định, chân phải đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trái, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, lưng, lườn, háng và thân trên hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, khủy tay áp sát thân người, tay cầm vợt đưa sang bên trái thân và lệch dưới. Đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt nghiêng trước. Đợi khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn thì dùng lực của cẳng tay là chính vung vợt ra trước lên trên để đón bóng. Cùng lúc xoay thân trên sang phải. Ở thời điểm bóng cao hoặc thời điểm bóng bắt đầu đi xuống, dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, lấy cẳng tay phát lực là chính đưa vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước và lên trên, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải.
Kỹ thuật giật vồng xoáy nghiêng trái tay
– Đặc điểm: Trên cơ bản giống với giật vồng xoáy ngang trái tay. Chỉ khác là sau khi bóng đánh đi có kèm theo xoáy lên nghiêng trái rất mạnh, trong khi bóng bay sẽ quẹo phải. Khi bóng tiếp chạm mặt vợt đối phương thường bắn lệch sang bên trái, tăng thêm độ khó cho đối phương khi đánh trả.
– Thực hiện kỹ thuật động tác: Cơ bản kỹ thuật động tác giống với giật vồng xoáy ngang trái tay, điểm khác nhau là mặt vợt nghiêng sang bên phải, đánh vào phần giữa bên trái của bóng hoặc phần dưới bên trái của bóng, ngoài ma sát vào bóng theo hướng từ dưới lên trên còn phải tăng thêm sức mạnh ma sát vào bóng theo hướng ra trước sang trái làm cho bóng sản sinh xoáy lên xoáy nghiêng bên trái mạnh.
3, Giật xoáy ngang:
Giật thuận Xoáy ngang – Sidespin Forehand Topspin
Để thêm phần xoáy ngang trong cú giật, vấn đề chính là sử dụng cổ tay của bạn. Nếu bạn để cổ tay thẳng ngang bạn chỉ có cú giật bóng xoáy lên thuần túy. Nhưng nếu bạn thả chúc cổ tay xuống, là bạn sẽ tiếp giáp vòng cung phía ngoài của bóng. Nếu chổng ngược cổ tay lên, là bạn tiếp giáp vòng cung phía trong của bóng, làm nó lạng ra phía tay thuận. Yếu tố quyết định để tạo thêm xoáy ngang cho bóng là điều chỉnh hướng của đỉnh đầu vợt. Nếu bạn để đầu vợt chúc xuống bóng sẽ đi cong vào, nếu đầu vợt chổng lên thì đường bóng sẽ lạng cong ra theo hướng ngược lại. Vì vậy, chính vị trí của đỉnh đầu vợt này nó sẽ quyết định trình trạng xoáy ngang bạn tạo cho bóng. Khi nào bạn nên sử dụng giật xoáy ngang? Ý đồ chính là cố gắng đẩy xa đối thủ ra khỏi vùng chính giữa với bàn. Nếu bạn muốn đẩy đối thủ sang hướng chéo bạn cần sử dụng cú móc để làm đường bóng cong. Nếu bạn định đẩy đối thủ sang hướng thẳng, bạn cần sử dụng cú miết lạng ra (lái cổ tay). Cần chắc chắn rằng bạn làm như vậy là để đẩy xa đối thủ ra khỏi vị trí. Một ưu điểm nữa trong việc sử dụng thêm xoáy ngang trong cú giật là nó sẽ gây khó khăn hơn cho đối thủ kê chặn, vì có ít nhiều biến đổi. Họ đang quen với các đường bóng xoáy lên đơn thuần tới, nhưng khi đường bóng có thêm phần cong ngang thì việc chặn bóng trở nên khó khăn hơn. Nhược điểm: Nó sẽ kém ổn định hơn vì bạn không có được xoáy lên thuần túy để dễ đưa bóng rơi vào bàn. Xu hướng của xoáy ngang là làm cho cú đánh giảm đi độ chính xác.
Ghi nhớ:
- Hạ chúc cổ tay cho cú móc
- Chổng ngược cổ tay cho cú lái
- Đẩy đối thủ xa sang ngang
-
- Xoáy ngang gây khó cho kê chặn
- Cú đánh này có độ tin cậy không cao.
II, Kỹ thuật giật bóng bàn nâng cao
4, Giật đối lại
* Giật bóng thuận tay
Giật thuận Đối lại Bóng chặn – Forehand Topspin Against Block
-
- Cần phải chú ý vị trí chân mình, hai chân phải đứng đúng tư thế dang rộng, bạn có thể đứng vuông góc với bàn hoặc có thể chếch sang phía thuận tay một chút
-
- Ban đầu, vợt mở gần như “dựng đứng”, có thể úp, vị trí vợt cần thấp ngang gối hoặc khoảng giữa hông và gối bạn
- Thực hiện miết bóng khi tiếp xúc và sau đó vợt kết thúc đúng vị trí ở trên cao tầm đầu của mình với góc 90 độ tại khuỷa tay và góc 90 độ tại nách
Lỗi thường gặp: Tạo xoáy lên bóng với vợt bắt đầu thấp, kết thúc ở trên cao và thực hiện miết bóng tại phía sau lưng của bóng. Nhưng như vậy sẽ bị hạn chế về tốc độ, thỉnh thoảng bóng sẽ bay vượt quá ra ngoài bàn. Giải pháp để đánh bóng nhanh hơn
- Ta cần úp vợt về phía trước
- Động tác đánh có chút ít cũng hướng về phía trước
Giật thuận Đối lại Xoáy xuống – Forehand Topspin Off Backspin
Kết thúc với vợt cao trên mắt
Khi tiếp xúc thực hiện miết bóng
Phương đánh thẳng đứng để nâng bóng xoáy xuống
Đứng vuông góc với hướng bạn đưa bóng đi
Mặt vợt úp, hướng vợt từ sau ra trước, lệch sang trái
* Giật bóng trái tay
Giật trái Đối lại Bóng chặn – Backhand Topspin Against Block
- Hạ vợt xuống thấp giữa hông và gối.
- Chuyển động ra trước, miết vào bóng khi tiếp xúc và kết thúc vợt, văng hết đà lên cao, mặt vợt úp.
Khi rời xa bàn bạn sẽ có thêm chút thời gian để có thể bắt đầu xoay thêm lườn và có vị trí bắt đầu hướng phía gối trái hoặc ra sau 1 chút, nhưng nếu ở gần sát bàn, bạn không thể có thời gian xoay người nhiều, nên ở gần bàn cú đánh ngắn hơn, ở xa bàn cú đánh dài hơn, đánh bóng ở vị trí gần bàn, mặt vợt úp – hướng vợt từ trong ra ngoài, sang phải.
Giật trái Đối lại Xoáy xuống – Backhand Topspin Off Backspin
5, Giật bóng xoáy xuống và điểm đánh bóng
a, Luyện tập kỹ thuật giật bóng bàn xoáy xuống và thực tế:
Trong các kỹ thuật làm quen với môn bóng bàn, có lẽ không có kỹ thuật nào có thứ tự ưu tiên trong giáo trình tập bằng kỹ thuật giật bóng xoáy xuống. Bất cứ trường phái nào, tấn công hay phòng thủ; hay bất cứ dùng loại mút gì, dù là mút tàu, tension hay phản xoáy, đều phải luyện tập kỹ thuật giật bóng xoáy xuống vì giao bóng xoáy xuống và gò bóng là cách mở đầu một quả bóng hiệu quả để phòng thủ. Do đó, kỹ thuật giật bóng xoáy xuống buộc mọi người chơi phải có và luyện tập nghiêm túc. Thế nhưng, sự thành công trong việc luyện tập này hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào tố chất của nguời tập cho dù các huấn luyện viên cũng đã hết mình chỉ dẫn.
Điều ngạc nhiên nhất là hầu như toàn bộ người chơi bóng bàn (dù có thầy riêng) vẫn không hài lòng về cú giật bóng xoáy xuống của mình là không đủ uy lực hay tỷ lệ thành công còn thấp hơn mong đợi, cho dù đã tập rất nhiều lần và có thể thực hiện kỹ thuật giật bóng đôi công (xoáy lên) đã khá tốt. Có thể thấy việc không hài lòng của nhiều người chơi bóng bàn qua các bài thảo luận lặp đi lặp lại nhiều lần trên các diễn đàn toàn quốc của anh chị em bóng bàn với chủ đề “làm thế nào để cú giật bóng xoáy xuống có hiệu quả và uy lực nhất.”. Trong đó, các kỹ thuật cần có trong một động tác giật cơ bản như lăn tay, xoay hông, hạ vai, khụy gối, gập khuỷu tay …. được đề cập đến nhưng xem ra vẫn còn nhiều người thực hiện kỹ thuật này không thành công vẫn còn khá nhiều.
Bài viết này không có ý định đề cập đến những kỹ thuật cơ bản cần có do các huấn luyện viên đã hướng dẫn như tay, chân, hông, lườn, động tác, cách di chuyển, …vì không muốn múa rìu qua mắt thợ, nhất là diễn đàn cũng đã có huấn luyện viên vốn nổi tiếng về kỹ thuật hoàn hảo và phương pháp dạy hiệu quả. Mà là một khía cạnh khác của kỹ thuật giật bóng xoáy xuống: sự liên quan đến điểm đánh bóng được rất ít người biết đến, và là nguyên do của việc tạo ra uy lực của cú đánh này. Qua đó, tác giả bài viết cũng hy vọng rằng sẽ phần nào giúp ích được cho việc cải thiện kỹ thuật giật bóng xoáy xuống của mỗi người, kết hợp với những kỹ thuật đã được các huấn luyện viên hướng dẫn.
b, Điểm đánh và các vấn đề liên quan:
Trước khi tìm hiểu về khái niệm Điểm Đánh, chúng ta cần phải tìm hiểu một vài khái niệm đưa tới sự xuất hiện khái niệm điểm đánh trong kỹ thuật bóng bàn.
b1. Đàn hồi của cốt vợt:
Cho đến hiện nay, vẫn còn rất nhiều người chưa biết về hiện tượng cốt vợt đàn hồi, nhưng hiện tượng bóng chạm vào các điểm khác nhau trên mặt vợt cho kết quả khác nhau thì không ai phủ nhận được, và đó là hiện tượng của cốt vợt đàn hồi. Việc giải thích sự khác nhau trên bề mặt vợt sẽ rất dài dòng nên sẽ không nêu ở đây, nhưng nói gọn ghẽ nhất, các điểm chạm trên bề mặt vợt là khác nhau cho từng kỹ thuật. Ví dụ điểm chạm của động tác gò bóng sẽ khác hẳn với điểm chạm của động tác giật trên cùng bề mặt vợt, ví dụ như gò và giật bên thuận tay. Nếu chia mặt vợt làm hai nửa trên và dưới thì điểm chạm của cú giật sẽ ở nửa trên, còn của gò bóng ở nửa dưới.
Việc sử dụng điểm chạm này chính là điều quyết định một cú giật mạnh hay yếu khi các kỹ thuật khác như chân, tay, lườn, khuỷu đã thỏa mãn, nhưng lại được ít người biết đến. Chúng ta sẽ trở lại chủ đề cốt vợt đàn hồi trong một dịp khác, trong phạm vi bài này, người viết muốn nhấn mạnh khía cạnh này để nhấn mạnh sự cần thiết của việc điều chỉnh điểm đánh để khi thực hiện cú giật mà không bị ảnh hưởng bởi cú gò trước đó, bởi vì, điểm chạm trên mặt vợt của chúng là khác nhau.
b2. Quỹ đạo bóng:
Xem video chi tiết:
Có một clip rất hay diễn tả quỹ đạo bóng theo xoáy như sau: đoạn 1 diễn tả bóng xoáy lên, quỹ đạo bóng uốn cong xuống rất lớn, đoạn 2 diễn tả bóng xoáy xuống, quỹ đạo bóng hơi thẳng, chứng tỏ bóng sẽ có điểm rơi xa hơn bóng xoáy lên, đoạn 3 bóng có xoáy sang phải, quỹ đạo bóng bay lệch sang trái.
c, Điểm đánh bóng và hiện tượng đàn hồi cốt vợt:
Có 3 hiện tượng để chứng minh cho cốt vợt đàn hồi liên quan đến điểm đánh.
Thứ nhất: Bóng chạm ở đầu vợt luôn có góc bóng bị lệch, những người bắt đầu học giật trái đều nhận thấy điều khác thường là dù động tác giật trái tay có lăn từ trái sang phải, bóng vẫn cứ đi đường thẳng qua thuận tay của đối phương, cho dù trước đó với động tác chận đẩy thì bóng vẫn đi chéo bàn về góc trái tay của đối phương.
Thứ hai: Vợt càng được tăng cường tính kim loại để giảm độ đàn hồi (như tăng cường Cacbon, arylate, các loại sợi kim loại khác), hiện tượng lệch như trên sẽ giảm đi rõ rệt, cho dù vẫn đánh đúng bằng động tác đó.
Thứ ba: Điểm chạm trên mặt vợt khác nhau cho hệ quả khác nhau, cụ thể là các điểm của những động tác ngược nhau thì có điểm chạm ngược nhau, đối xứng nhau qua tâm điểm của vùng sweet spot trên mặt vợt. Điều này cho thấy có sự tồn tại hai trục đàn hồi của vợt.
Vùng sweet spot trên mặt vợt
Vùng sweet spot được vẽ với các ký hiệu như mặt đồng hồ hiển thị các điểm.
Điểm đánh chính là điểm va chạm giữa bóng và vợt hình thành trong phản xạ của người đánh. Khi tập hoặc thi đấu, điểm chạm trên mặt vợt thì chắc chắn không ai nhìn thấy được, vì vậy, nó chỉ được hình thành trong phản xạ của người đánh. Ví dụ: khi tập giật bóng, quá trình tập sẽ hình thành điểm đánh của người tập là điểm 4g trên vùng SS (vùng SS ở đây được hiểu là vùng an toàn – Safe Spot), nhưng điểm chạm của cú bắt ngắn của thuận tay là 10g (đối xứng nhau qua tâm của vùng SS).
Chính vì sự khác nhau này làm cú giật dễ bị hỏng nếu như trước đó người chơi đã gò bóng bằng thuận tay. Khi gò bóng bên thuận tay, bạn sẽ chạm bóng ở điểm 10g trên vợt và hình thành điểm đánh trong phản xạ của bạn. Nếu sau đó là giật thì bạn sẽ giật tại điểm 10g được hình thành từ cú gò trước đó, chứ không còn là 4g như khi tập luyện. Trường hợp này chỉ là trường hợp đơn giản nhất vì chưa có sự thay đổi về xoáy của bóng đến (bóng đưa qua đều là xoáy xuống).
Điều này cho thấy không thể chỉ chơi bóng bàn bằng phản xạ, mà còn cần sự can thiệp bằng việc tự điều chỉnh trong thực hiện kỹ thuật, cụ thể là phải thay đổi cách đánh. Việc tập theo phản xạ thường xuyên xảy ra trường hợp khi tập bằng bóng cố định thì giật rất tốt, nhưng khi vào thi đấu bóng đa dạng thì tỷ lệ bóng hỏng là rất lớn.