Phồng rộp chân có vẻ là một việc khá quen thuộc với những bạn thường xuyên chơi thể thao. Vậy phồng rộp chân do đâu và cách chữa trị như thế nào cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây phồng rộp chân
- Phồng rộp do ma sát mạnh khi luyện tập thể thao
Khi bạn luyện tập thể thao bằng tay hoặc chân không, sự ma sát mạnh giữa chân và các vật thể khác trong một số môn thể thao như bóng đá, boxing, võ thuật,…sẽ làm chân bạn xuất hiện những vết phồng rộp gây ra cảm giác đau và bỏng rát, khó tiếp xúc với giày dép hay những thứ khác. Bạn nên sử dụng những đôi giày có độ đàn hồi tốt, mềm và lớp lót giày êm cho những hoạt động thể thao sau này để tránh việc phồng rộp chân.
2. Mang giày quá chật hoặc quá cứng
Việc này không những khiến chân bạn khó chịu mà một số trường hợp rất dễ gây ra những vết phồng rộp để biểu tình. Một số loại giày thể thao kém chất lượng nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra việc cọ xát làm bạn bị phồng rộp chân. Nên hãy đầu tư cho mình một đôi giày thật chất lượng nhé.
Những vị trí dễ bị phồng rộp
- Sau gót chân, ngón chân và lòng bàn chân: Đây là những vị trí dễ ma sát với gót giày, cũng là phần chuyển động nhiều trong các hoạt động thể thao nên việc đây là vị trí dễ bị phồng rộp là điều dễ hiểu.
2. Mu bàn tay và lòng bàn tay: Đây là những vị trí trực tiếp cầm, nắm, cọ xát với các dụng cụ thể thao. Nếu hoạt động cường độ mạnh với những dụng cụ không thích hợp sẽ có thể xuất hiện những vết phồng rộp.
Điều trị vết phồng rộp
- Rửa sạch vùng da xung quanh vết phồng rộp bằng nước ấm và xà phòng. Thử dùng thêm thuốc mỡ kháng khuẩn.
2. Để vết phồng rộp tự lành. Làm vỡ hoặc không làm vỡ vết phồng rộp. Bạn phải quyết định để vết phồng rộp tự lành hay bạn muốn chọc vỡ nó. Có một nguyên tắc chung là nếu vết phồng rộp không ảnh hưởng đến việc đi lại của bạn thì bạn nên để nó tự lành.Nếu bạn không thể đợi vết phồng rộp tự lành, bạn có thể xử lý bằng cách làm vỡ nó. Dùng cây kim đã khử trùng với cồn hoặc nước sôi, hoặc dùng kim tiêm y tế đã được khử trùng.
Làm vỡ vết phồng rộp. Cẩn thận chọc cây kim vào một bên của vết phồng để chất dịch trong vết phồng chảy ra. Tuyệt đối không bóc lớp da bị rộp ra khỏi vết phồng vì nó sẽ làm cho vết phồng bị nhiễm trùng.
3. Sát trùng vùng da phồng rộp. Bôi một ít thuốc sát trùng povidone-iodine lên vùng da phồng rộp. Bạn sẽ thấy hơi nhói, đặc biệt là khi dùng thuốc xịt lạnh, nhưng nó sẽ giúp bạn đảm bảo vùng da phồng rộp không bị nhiễm trùng khi đã bị chọc vỡ.
4. Bảo vệ vùng da bị phồng rộp. Dùng gạc y tế, băng cá nhân, miếng dán hoặc bất kỳ miếng dán bảo vệ nào để băng lên vết thương. Bạn hãy dùng loại ít dính hoặc không dính sát vào vết thương để dễ dàng lấy ra mà không làm tổn hại đến lớp da sắp lành bên dưới.
5. Để vết phồng rộp tự lành. Tháo miếng băng bảo vệ ra và để vết thương tự khô ngoài không khí.
6. Không làm vết thương thêm nghiêm trọng. Nếu bạn tiếp tục gây ra vết phồng rộp thì bạn có thể bôi một ít thuốc sát trùng iodine, rồi băng lại bằng gạc y tế và cố định bằng băng keo y tế. Việc này sẽ đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng, dễ bóc lớp băng bảo vệ, và cũng tránh cho vết phồng rộp bị cọ xát thêm.
Tuyệt đối không dùng băng dính thông thường. Nó không phải là loại chuyên dùng để dán lên da và có nguy cơ làm tổn thương vết phồng rộp cũng như vùng da xung quanh. Bạn thử tưởng tượng việc bóc lớp da phồng rộp bằng kềm, chắc chắn sẽ rất đau! Việc dán băng dính thông thường lên vết thương cũng sẽ giống như vậy.
7. Giữ sạch vết thương. Kiểm tra vết phồng rộp hằng ngày và giữ sạch sẽ, có thể bôi thuốc sát trùng iodine khi cần.