Chấn thương phổ biến trong cầu lông

Buộc phải ép mình di chuyển liên tục trong 1 phạm vi không mấy rộng lớn. Các động tác lặp đi lặp lại không ngừng nghỉ sẽ khiến cơ rất nhanh mỏi và nếu cứ ép mình như vậy trong thời gian dài, các cơ sẽ rất dễ bị chấn thương do hoạt động quá mức cho phép. Trong đó, các chấn thương trong cầu lông đều bắt nguồn từ các điều kể trên.


Những chấn thương khủng khiếp nhất giới cầu lông 

Những chấn thương trong cầu lông phổ biến

Tennis elbow

chấn thương trong cầu lông

Khi khuỷu tay tay hoạt động với tần suất cao và mấu chốt của vấn đề là bạn hoàn toàn không khởi động trước khi chơi cầu lông. Khi đấy hội chứng Tennis elbow sẽ không ngần ngại mà ” gõ cửa ” hỏi thăm bạn đâu. Đây là hội chứng được biết đến khi khuỷu tay làm 1 động tác liên tục trong thời gian dài thì bộ phận cơ sẽ bị đau nhức kéo dài.

Chấn thương khớp vai

Khi tay vung vợt sai cách hoặc cơ thể không khởi động kỹ mà đã phải hoạt động với cường độ cao. Khớp vai sẽ rất dễ dàng bị chấn thương phổ biến như căng cơ, giãn cơ.

chấn thương trong cầu lông 2

Ngoài ra, khi quá lâu ngày không vận động thường sẽ dẫn đến bệnh lý túi hoạt dịch ở khớp vai bị viêm hay còn được gọi là khô khớp vai. Với bệnh lý này thì chúng ta càng phải khởi động thật kỹ để kích thích túi hoạt dịch, giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

Bong gân cổ chân

chấn thương trong cầu lông 3

Di chuyển nhanh và liên tục vô tình khiến chân rất dễ bị bong gân. Và chúng ta buộc phải chấp nhận rủi ro chấn thương bong gân khi chơi cầu lông. Khi bị bong gân, tuyệt đối không nên xoay hay cử động gì cả, đá lạnh sẽ là thứ tuyệt vời nhất để sơ cứu. Cuối cùng, không nên vận động khi bị bong gân.

Chấn thương lưng

Sau 30 tuổi, các xương khớp sẽ giảm dần độ dẻo dai và cơ thể thoái hóa nhanh hơn cả. Những kỹ thuật như rờ ve hoặc những pha rướn thân để đỡ cầu sẽ khiến lưng dễ bị đau nhức. Hãy lượng sức mình để tránh những chấn thương không đáng có, bởi lưng bao gồm cột sống là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể giúp bạn có thể hoạt động đi đứng bình thường.

Chấn thương khớp gối

chấn thương trong cầu lông 4

Bộ phận nhạy cảm nhất của đôi chân, là điểm chịu khá nhiều áp lực của cơ thể nên nếu phải chịu quá nhiều áp lực liên tục trong nhiều ngày, khớp gối chắc chắn sẽ bị đau. Để bổ trợ cho khớp gối được nghỉ ngơi nhưng vẫn tăng cường sức mạnh của đôi chân, hãy chơi 1 môn thể thao khác không gây quá nhiều áp lực cho đầu gối như đạp xe, bơi lội,…

Chấn thương cổ tay

Cũng giống như phần vai hoặc vùng khuỷu tay, khi cổ tay vận động liên tục trong thời gian dài sau 1 thời gian dài không chơi thể thao hoặc khi nắm vợt quá chặt vô hình chung sẽ ép cổ tay chịu lực và căng cứng, khiến cổ tay bị đau.

Cách phòng tránh chấn thương trong cầu lông

  • Khởi động và làm nóng cơ thể thật kỹ (những trường hợp lâu ngày không vận động cần đặc biệt lưu ý)
  • Biết giới hạn của bản thân, vui thôi đừng vui quá
  • Không tập luyện với cường độ… ngày nào cũng chơi. Nên cho cơ bắp thời gian nghỉ ngơi hoặc chơi đan xen với các môn khác
  • Không nên chơi trong không gian quá nóng bức, và điều kiện sân càng tốt thì nguy cơ chấn thương càng thấp
  • Sau khi chơi nhất định phải giãn cơ để giảm tối thiểu đau nhức cơ vào ngày hôm sau

Bình luận