Phồng rộp chân khi chơi bóng – Nguyên nhân & cách khắc phục
- Tân Trương
- 21 Th8, 2018
- 9698 lượt xem

Phồng rộp chân khi chơi bóng là câu chuyện mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải khi chơi bóng. Vậy nguyên nhân của nó là từ đâu và cách khắc phục như thế nào? Bài viết sau đây của YouSport.vn sẽ cho các bạn câu trả lời. Nguyên nhân phồng rộp chân khi […]
Phồng rộp chân khi chơi bóng là câu chuyện mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải khi chơi bóng. Vậy nguyên nhân của nó là từ đâu và cách khắc phục như thế nào? Bài viết sau đây của YouSport.vn sẽ cho các bạn câu trả lời.
Nguyên nhân phồng rộp chân khi chơi bóng
Phồng rộp nói chung và phồng rộp khi chơi bóng nói riêng đều có nguyên nhân tới từ việc vùng da bị ma sát cường độ mạnh hoặc trong thời gian dài liên tục với vật thể bên ngoài. Khi đó da bị tổn thương và rộp nước.

Với người chơi bóng đá thì phồng rộp có thể xảy ra bởi các nguyên nhân chủ yếu đó là đá bóng bằng chân không (nhất là trong thời tiết nắng nóng), do đi giày quá chật hoặc quá cứng và không sử dụng lót giày hoặc tất khi mang giày chơi bóng.
Cách khắc phục
Phòng tránh
Vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Cách tốt nhất vẫn là ngăn chặn phồng rộp khi nó chưa xảy ra. Hãy tạo thói quen mang giày khi đá bóng, không chỉ tránh được phồng rộp mà còn nhiều loại chấn thương khác nữa. Chưa kể một đôi giày đá bóng phù hợp còn khiến bạn tự tin chơi bóng hơn và phát huy được tối đa những phẩm chất của bản thân.
Đối với những đôi giày mới, hãy lựa chọn đúng kích cỡ và form dáng bàn chân. Nên ướm thử đôi giày trước khi mua và nếu có thể hãy mang nó vận động nhẹ trước để chân quen giày trước khi bước vào một trận bóng căng thẳng.

Và cũng đừng quên mang tất khi đi giày, vừa giúp giảm nguy cơ phồng rộp lại ngăn ngừa việc hôi chân khi đi giày bóng đá. Miếng lót đệm cũng là một lưu ý. Miếng lót êm sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc tránh phồng rộp bàn chân.
Chữa trị
Với những vết phồng nhỏ, không quá gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại thì nên để chúng tự lành.
Với những vết phồng khiến chúng ta đau rát và thường xuyên phải đụng chạm thì có thể dùng kim sạch chích vào để phần nước rộp bên trong thoát ra ngoài.
Khi đó vết rộp sẽ đỡ rát nhưng lưu ý là không lột phần da chết quá sớm để tránh bị nhiễm trùng. Có thể bôi thuốc sát trùng để đảm bảo an toàn và chờ vết rộp lành lại.
In áo đá banh lấy ngay ở tphcm
Bài viết cùng chủ đề
Hướng dẫn kỹ thuật tâng bóng vòng quanh chân Around The World
- 01 Th10, 2019
- 3953 lượt xem
Hướng dẫn kỹ thuật qua người: Kỹ thuật Elastico
- 02 Th6, 2019
- 4087 lượt xem
Bài viết cùng tác giả
Các mẫu giày Pan sân cỏ nhân tạo mới nhất
- 07 Th5, 2020
- 1595 lượt xem
Đánh giá chi tiết mẫu giày futsal Pan Impulse IC
- 14 Th5, 2019
- 1419 lượt xem
Top 5 mẫu giày đá bóng 2 màu cực đẹp
- 09 Th8, 2018
- 3409 lượt xem
Danh mục nổi bật
Bài viết mới nhất
Kỹ thuật cứa lòng – Cách sút bóng xoáy hiệu quả nhất
- 28 Th1, 2019
- 6947
Kỹ thuật bóng đá – Cách chuyền bóng chuẩn xác
- 28 Th1, 2019
- 5599
Review giày Pan Impulse Graffiti chi tiết
- 06 Th7, 2020
- 3021
Review giày Mitre 181229 TF chi tiết
- 06 Th7, 2020
- 3084
Đánh giá chi tiết giày Jogarbola 190424B
- 03 Th7, 2020
- 3480
Đánh giá chi tiết mẫu giày Kamito Cobra 2
- 01 Th7, 2020
- 3796
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga
- 29 Th6, 2020
- 2322
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch
- 29 Th6, 2020
- 2108