Sau khi “tậu” được một cây vợt cầu lông như ý chúng ta phải chọn lưới cho vợt cầu lông. Ngoại trừ những cây vợt “mì ăn liền” cho người chơi amateur (nghiệp dư). Những cây vợt cầu lông “thứ thiệt” đều dành riêng phần lưới cho người chơi chọn. Không chỉ chọn lưới cho […]
Sau khi “tậu” được một cây vợt cầu lông như ý chúng ta phải chọn lưới cho vợt cầu lông. Ngoại trừ những cây vợt “mì ăn liền” cho người chơi amateur (nghiệp dư). Những cây vợt cầu lông “thứ thiệt” đều dành riêng phần lưới cho người chơi chọn. Không chỉ chọn lưới cho vợt cầu lông thích hợp, người chơi cũng chọn căng lưới ở một sức căng nhất định phù hợp với khả năng chơi của mình. Chính vì sự “rất riêng” đó không bao giờ ngoài tiệm có cây vợt cầu lông đan sẵn lưới để bán.
Chọn lưới cho vợt cầu lông là một việc quan trọng khi ta chơi cầu lông. Suy cho cùng ta đánh trái cầu không phải bởi vợt mà bởi … lưới! Ta sẽ thử tìm hiểu đôi chút về lưới của vợt cầu lông.
Các loại lưới cầu lông
Có hai loại lưới vợt cầu lông:
– Loại có nguồn gốc tự nhiên (natural guts material).
Lưới làm từ ruột của bò, được xử lý hoá học, sau đó bện xoắn lại với nhau. Ưu điểm: giúp người chơi có “cảm giác” cầu tốt hơn, kiểm soát động tác tốt hơn và tạo cho cú đánh có sức mạnh hơn. Khuyết điểm: kém đàn hồi, không bền (do rất dễ bị ẩm) và đắt. Ngày nay loại lưới này ít phổ biến.
– Loại có nguồn gốc nylon tổng hợp (synthetic material)
Gần như ngày nay người ta chỉ dùng loại lưới tổng hợp vì rẻ, sản xuất được số lượng lớn. Các loại lưới “hảo hạng” cũng có đặc tính không kém lưới có nguồn gốc tự nhiên.
Cấu tạo của lưới gồm ba phần: lớp lõi, lớp vỏ và lớp phủ.
- Lớp lõi (Core): Tạo nên sự chắc chắn (stiffness) và đàn hồi (resiliency) của lưới. Chính lớp lõi tạo nên sức mạnh của lưới.
Có 3 loại lõi :
* Monofilament (đơn lõi): Chỉ có một sợi lõi duy nhất (giống như hình ảnh sợi dây câu). Ngày nay ít được sử dụng trong cầu lông).
* Multifilament (đa lõi): Gồm cả ngàn sợi nhỏ bện lại với nhau (giống hình ảnh sợi dây thừng).
* Microfilament (vi lõi): Cũng gồm cả ngàn sợi nhỏ bện lại với nhau, nhưng những sợi nhỏ này còn “mịn” hơn nữa. Kết quả là lưới microfilament có thể có kích thước nhỏ hơn lưới mulitifilament 10% (đưa đến việc lưới ít cản gió, người chơi có thể đánh trái cầu nhanh và mạnh hơn).
* Quấn chồng nhau quanh lớp lõi (braided): Hình thức này làm bề mặt lưới có vẻ gồ ghề hơn và giúp “chạm” cầu nhiều hơn.
* Xoắn quanh lớp lõi (twisted): Hình thức này làm bề mặt sợ dây “mịn” hơn và giúp dễ thao tác xỏ giây hơn.
Hai hình thức lớp vỏ ngoài này khác nhau ở chỗ, lớp kiểu twisted khi có một vài sợi nhỏ bị tưa (đứt) ra, lưới sẽ mau chóng đứt ngay sau đó. Trong khi đó với lớp kiểu braided, dù có một vài sợi bị tưa (đứt) ra, nhưng do cấu trúc lớp chồng lớp (over-under-over design), gài những sợi lại với nhau nên nói chung, lưới còn có thể “cầm cự” được thêm một thời gian.
- Lớp phủ (Coating): Cũng giúp tăng cường sự chống mài mòn. Ngoài ra lớp phủ tạo nên vẻ bên ngoài và những “sắc thái” bắt mắt cho từng nhãn hiệu.
Bài viết cùng chủ đề
Đánh giá chi tiết giày cầu lông Kumpoo KH-20
- 07 Jun, 2018
- 1688 lượt xem
Lựa chọn vợt cầu lông
- 02 Mar, 2016
- 2056 lượt xem
Bài viết cùng tác giả
Giày cầu lông Kumpoo
- 12 Apr, 2018
- 1842 lượt xem
4 lưu ý giúp bạn chọn giày cầu lông phù hợp
- 15 Sep, 2017
- 2132 lượt xem
Kỹ thuật phát cầu lông hiệu quả
- 16 Jun, 2018
- 19887 lượt xem
Danh mục nổi bật
Bài viết mới nhất
Kỹ thuật cứa lòng – Cách sút bóng xoáy hiệu quả nhất
- 28 Jan, 2019
- 6808
Kỹ thuật bóng đá – Cách chuyền bóng chuẩn xác
- 28 Jan, 2019
- 5450
Review giày Pan Impulse Graffiti chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2915
Review giày Mitre 181229 TF chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2919
Đánh giá chi tiết giày Jogarbola 190424B
- 03 Jul, 2020
- 3381
Đánh giá chi tiết mẫu giày Kamito Cobra 2
- 01 Jul, 2020
- 3650
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga
- 29 Jun, 2020
- 2183
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch
- 29 Jun, 2020
- 2032