Bong gân cổ chân – Dấu hiệu và cách điều trị
- Tân Trương
- 04 Jun, 2018
- 4453 lượt xem
Bong gân – một trong những chấn thương phổ biến bậc nhất khi chơi thể thao, và nó có thể ghé đến bất cứ khi nào nếu nó cảm thấy nhớ nhung bạn vô bờ. Đặc biệt là những khi bạn dừng lại đột ngột hoặc xoay người, chuyển hướng với tốc độ quá nhanh […]
Bong gân – một trong những chấn thương phổ biến bậc nhất khi chơi thể thao, và nó có thể ghé đến bất cứ khi nào nếu nó cảm thấy nhớ nhung bạn vô bờ. Đặc biệt là những khi bạn dừng lại đột ngột hoặc xoay người, chuyển hướng với tốc độ quá nhanh khiến bàn chân không tài nào bắt kịp. Những khi ấy, bong gân cổ chân sẽ rất dễ ghé thăm bạn
Dấu hiệu của bong gân khớp cổ chân
• Có tiếng trật chân hoặc cảm giác bị rách vào lúc bị chấn thương
• Lúc mới bị đau lắm, sau khi bị còn… đau hơn. Cơn đau sẽ kéo dài liên tục và sẽ đau hơn khi đi lại hoặc chuyển động cổ chân;
• Cổ chân có thể sưng và khó gập lại
• Vùng da quanh đó có thể bị bầm tím (trường hợp nặng)
• Đối với chấn thương nặng, cơn đau dữ dội khiến việc mang nặng và di chuyển cổ chân rất khó khăn, thậm chí phải phẫu thuật
• Tê hoặc liệt bàn chân có thể do tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu
Những cấp độ bong gân khớp cổ chân
Mức độ 1: Chân bị tổn thương nhẹ. Đau vừa, sưng tại chỗ, vẫn đi lại được |
Mức độ 2: Có thể nghe tiếng rách nhỏ khi bị chấn thương. Cổ chân sưng to và đau nhiều làm đi lại khó khăn. Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da |
Mức độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có thể kéo dài tới 12 tuần. |
Phương pháp điều trị
Những điều cần lưu ý để điều trị hiệu quả bong gân cổ chân
• Chườm đá ngay lập tức do chân sẽ bị sưng nhanh chóng. Không được chườm nóng trong 72 tiếng sau khi bị thương do sẽ khiến sưng nhiều hơn
• Cổ chân cần được nghỉ ngơi tối đa, nạng hoặc… xe lăn sẽ giúp cổ chân hồi phục trong điều kiện tốt nhất
• Hạn chế đi lại trong khi bị thương
• Bó ép hoặc dùng thanh nẹp cổ chân lại
• Nâng cổ chân lên cao
• Liệu pháp vật lý trị liệu có thể làm khỏe cơ, giúp hồi phục và giúp tránh bị chấn thương nhiều hơn
• Bạn có thể dùng thuốc kháng viêm không kê toa (ibuprofen) để làm bớt sưng và giảm đau.
Chườm đá là phương pháp trị liệu rất hiệu quả khi bị bong gân
Quá trình trị liệu cơ bản
• Giai đoạn I: Đau Giảm và sưng (quy trình RICE: Người bị chấn thương cần nghỉ chơi ngay lập tức (Rest). Dùng đá (để trong bao nylon hay khăn chườm lên cổ chân để giảm đau và giảm sưng (Ice). Sau đó dùng băng quấn quanh cổ chân để ép các cấu trúc giải phẩu ở đó lại (xương, gân cơ, dây chằng) trong một tư thế tương đối cố định, không bị di chuyển (Compression). Cho bàn chân đang bị bong gân nghỉ ngơi bằng cách dùng nạng hay bá vai người khác khi di chuyển, tránh chịu đựng sức nặng của cơ thể khi đi lại. Khi nằm nghỉ cũng nên kê cao chân (Elevation).
• Giai đoạn II: Phục hồi tầm vận động và chuyển động khớp bình thường
• Giai đoạn III: Tập mạnh cơ
• Giai đoạn IV: Rèn luyện kiểm soát thần kinh cơ và cảm thụ bản thể
• Giai đoạn V: Tập luyện chức năng hoặc thể thao chuyên biệt
Quy trình trị liệu RICE khi bong gân
Các bài tập vật lý trị liệu
Wobble Board giúp hai khớp cổ chân tìm lại sự thăng bằng và cơ thể cảm nhận được sự phối hợp của các di chuyển ở hai khớp. Theo thống kê, có nhiều trường hợp bị bong gân và sau đó tập luyện với Wobble Board thì tỷ lệ tái phát bong gân đã giảm đi nhiều
Trị liệu với Wobble Board
Hoặc trong giai đoạn đầu sau chấn thương, khi đã giảm sưng đau, người chơi cần tập luyện khớp cổ chân với bài tập không gây áp lực cho cổ chân. Chân duỗi thẳng, ngón chân hướng lên trên, gót ở dưới. Lật bàn chân qua trái, rồi qua phải mỗi bên 15 lần; gấp cổ chân vào rồi lại duỗi cổ chân ra, cũng làm 15 lần. Chú ý không tập gắng sức đến mức đau cổ chân. Sau khi tập tiếp tục chườm lạnh cổ chân.
Bài tập trị liệu cơ bản
Sau khi tình trạng chân đã khá hơn nhiều, hãy thử với những bài tập vận động mạnh hơn 1 chút, nhằm giúp chân lấy lại cảm giác cũng như vận động mạnh trở lại
Cách phòng tránh bong gân cổ chân
- Sẽ rất dễ bị chấn thương nếu như không khởi động. Khởi động thật kĩ trước khi chơi thể thao sẽ giảm bớt nguy cơ chấn thương
- Hạn chế chạy nhảy, vận động mạnh trên nền sân không bằng phẳng
- Mang giày có tích hợp bộ phận chống lật cổ chân và hãy đảm bảo mang đúng size giày
Công nghệ Anti-Torsion chống lật cổ chân của Kumpoo
Phồng rộp chân do đâu?
Bài viết cùng chủ đề
Kích thước sân bóng bàn tiêu chuẩn
- 07 Apr, 2018
- 6313 lượt xem
Đội tuyển Đức – Cỗ xe tăng lì lợm
- 15 Jun, 2020
- 1591 lượt xem
Bài viết cùng tác giả
Kỹ thuật ném bóng rổ tại chỗ hiệu quả
- 19 May, 2018
- 3458 lượt xem
Chấn thương phổ biến trong cầu lông
- 16 Jun, 2018
- 5007 lượt xem
Đội tuyển Anh – Quê hương của bóng đá hiện đại
- 22 Jun, 2020
- 2094 lượt xem
Danh mục nổi bật
Bài viết mới nhất
Kỹ thuật cứa lòng – Cách sút bóng xoáy hiệu quả nhất
- 28 Jan, 2019
- 6836
Kỹ thuật bóng đá – Cách chuyền bóng chuẩn xác
- 28 Jan, 2019
- 5472
Review giày Pan Impulse Graffiti chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2938
Review giày Mitre 181229 TF chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2933
Đánh giá chi tiết giày Jogarbola 190424B
- 03 Jul, 2020
- 3398
Đánh giá chi tiết mẫu giày Kamito Cobra 2
- 01 Jul, 2020
- 3666
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga
- 29 Jun, 2020
- 2205
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch
- 29 Jun, 2020
- 2043