Brazuca – World Cup 2014 tại Brazil

“Brazuca” trái bóng dành cho mùa hè Brazil được quảng cáo là hoàn hảo nhất trong các kỳ World Cup từ trước tới nay. Màu sắc và cách thiết kế các dải màu trên mặt bóng tượng trưng cho những vòng đeo tay ước nguyện sặc sỡ truyền thống của Brazil và thể hiện sự sôi động và hứng khởi gắn liền với bóng đá ở Brazil.

Sự nâng cấp về cấu trúc với sáu mảnh giống nhau đối xứng trên cấu trúc bề mặt khác biệt sẽ cải thiện độ bám, bề mặt tiếp xúc, độ ổn định và các yếu tố khí động lực học trên sân đấu. Quả bóng BRAZUCA đã trải qua một quá trình thử nghiệm kỹ lưỡng 2 năm rưỡi với sự tham gia của hơn 600 cầu thủ hàng đầu thế giới và 30 đội bóng từ 10 quốc gia ở ba châu lục như AC Milan, Bayern Munich, Palmeiras và Fluminese. Ngoài ra, những cái tên đình đám như Leo Messi, Iker Casillas, Bastian Schweinsteiger và Zinedine Zidane cũng đã làm quen với trái bóng.

Jabulani – World Cup 2010 tại Nam Phi

Trái bóng được gọi là “Jabulani” có nghĩa là “ăn mừng” theo tiếng địa phương isiZulu (Nam Phi). Các nhà sản xuất Adidas đã khẳng định đây là một bước phát triển hoàn toàn mới theo kiểu “Grip\’\’n Groove”. Họ cũng cho rằng đường bay của trái bóng cực kỳ ổn định và hoàn hảo trong mọi điều kiện thời tiết tại Nam Phi.

Tuy nhiên, các cầu thủ và nhà khoa học của NASA đã phàn nàn về “hiệu ứng kép” trên Jabulani khi sử dụng với cường độ cao. Việc trái bóng nhẹ và có độ nẩy lớn khiến Jabulani có thể tạo nên những quỹ đạo khó lường và các bàn thắng kỳ lạ.

Teamgeist – World Cup 2006 tại Đức

Năm 2006 tại Đức, banh bóng đá có tên “Teamgeist” của hãng Adidas có 3 màu đen, trắng, vàng, trái bóng của World Cup 2006 được coi là hoàn hảo bậc nhất giúp các cầu thủ phô diễn kỹ thuật tốt nhất của mình. Không những thế, trên mỗi trái bóng có in tên sân vận động, trận đấu, ngày giờ đấu của mỗi cuộc tranh tài.

Fevernova – World Cup 2002 tại Nhật Bản – Hàn Quốc

Năm 2002, trái bóng có tên Fevernova với hai màu Bạc – Vàng đã được sử dụng tại kỳ World Cup được tổ chức tại hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc được tăng cường thêm các túi khí để trái bóng có quỹ đạo bay ổn định và không bị biến dạng sau khi sút, “Fevernova” còn có diện mạo tương đối khác so với những trái bóng trước đó.

Tricolore – World Cup Franch 1998

Năm 1998, Adidas đã lấy theo màu cờ Đỏ, Trắng, Xanh của Pháp để trang điểm cho trái bóng. Với những lớp túi khí cực mỏng và mịn bên dưới vỏ, Tricolore có bề ngoài bắt mắt nhờ vào 3 màu trắng-xanh-đỏ, màu cờ nước chủ nhà Pháp. Có lẽ nhờ đó mà Les Bleus đã giành ngôi vô địch khi vượt qua Brazil ở trận đấu cuối cùng.

Questra – World Cup 1994 tại Mỹ

Năm 1994, lần đầu tiên lễ hội bóng đá lớn nhất hành tinh được tổ chức tại Mỹ. Và hãng Adidas cũng đặt cho trái bóng cái tên rất lạ: Questra. Với công nghiệp chính xác của Mỹ, “Questra” có độ mềm phù hợp và được tính toán để có quỹ đạo bay chuẩn nhất khi sút.

Etrusco – World Cup Italia 1990

Được coi là một trong những trái bóng hoàn hảo nhất World Cup, “Etrusco” được tăng cường lớp than hoạt tính bên trong và không chỉ được sử dụng tại Mondial 90 mà còn được dùng tại Vòng Chung kết Euro 1992 và thế vận hội Olympic.

Azteca – World Cup 1986 tại Mexico

Năm 1986, lần đầu tiên trái bóng được sử dụng chất liệu cao su tổng hợp. Cùng với khả năng chống thấm, Adidas Tangos khiến trái bóng dần trở thành cuộc đua về công nghệ hiện đại. Diego Maradona đã đi vào lịch sử bóng đá thế giới với “Bàn tay của Chúa”. Quả bóng mang tên Azteca cũng đã giúp Argentina vượt qua Tây Đức trong trận chung kết World Cup diễn ra tại Mexico.

Espana – World Cup 1982 Tây Ban Nha

Hãng Adidas một lần nữa lại thay đổi tên trái bóng thành Tango Espana khi mà World Cup diễn ra tại Tây Ban Nha. Không có nhiều khác biệt về màu sắc nhưng trái bóng Tango Espana lại áp dụng công nghệ chống thấm tốt hơn hẳn các giải đấu trước đó.

Tango – World Cup Argentina 1978

Chủ nhà World CupArgentina đã vượt qua Hà Lan ở trận đấu cuối cùng để đăng quang ngôi vô địch. Lúc này, trái bóng lại được chuyển tên thành Tango Rosario. Có màu sắc nhã nhặn, trái bóng “Tango” có 20 miếng ghép tạo thành 12 khối hình ấn tượng.

Telstar Durlast Special Addition – World Cup Tây Đức 1974

Vẫn theo mẫu thiết kế của năm 1970, nhưng tên trái bóng đã được đổi thành Telstar Durlast Special Addition trong kỳ World Cup được tổ chức tại Tây Đức. Trái bóng Telstar một lần nữa xuất hiện tại World Cup 1974 nhưng có bước đột phá khi có lớp chống thấm nước khá hiệu quả.

Telstar – World Cup 1970 Mexico

Hãng Adidas đã giới thiệu trái bóng “Telstar” với 32 miếng ghép tại World Cup 1970. Bên cạnh sự ra đời của Tivi màu, màu sắc trái bóng cũng đã được thay đổi. Tuy vậy, hai gam màu chủ đạo của loại bóng mới lại mang màu Đen và Trắng. Giải này Brazil lên ngôi.

Challenge – World Cup 1966 tại Anh

Để làm nên trái bóng “Challenge” của World Cup 1966, người Anh phải sử dụng tới 300 đơn vị khác nhau để tạo nên 25 miếng ghép 3 màu trắng-vàng-da cam. Và đây là lần thứ 5 liên tiếp người ta lại thấy trái bóng màu cam lăn trên sân cỏ.

Nguồn: baomoi.com

Bình luận