đau gót chân

Bạn đã có lúc nào có cảm giác đau gót chân chưa? Đây là hiện tượng mà nhiều người bắt gặp khi chạy, nhảy, luyện tập thể thao hoặc lên xuống cầu thang nhiều lần. Việc kéo dài khiến đi lại bị hạn chế, tâm lí lo lắng. Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào mời các bạn cùng YouSport.vn tìm hiểu nhé!

đau gót chân

1. Viêm dây chằng gan bàn chân:

đau gót chânBiểu hiện đau ở gan bàn chân tại vị trí cách bờ sau của xương gót từ 3-5cm, viêm dây chằng chạy dọc gan bàn chân từ sau ra trước (một đầu bám vào mặt trước xương gót và một bám vào xương bàn chân).

Khi xuất hiện các triệu chứng đau gót chân, người bệnh cần hạn chế đi lại, tốt nhất là nằm nghỉ một vài tuần để điều trị. Làm giảm đau bằng ibuprofen hoặc aspirin. Cần sử dụng loại giày di chuyển thoải mái, tốt nhất là dùng giày thể thao. Để tránh các động tác gây đau cần di chuyển nhẹ nhàng. Cơn đau này có thể âm ỉ trong một thời gian khá dài nên quan trọng nhất là người bệnh cần nhẫn nại, kiên trì điều trị.

2. Gai xương gót:

đau gót chân

Biểu hiện đau ở chỗ bám của dây chằng gan bàn chân vào mặt trước dưới của xương gót. Đây là phản ứng của màng gân gan bàn chân bị viêm và có hiện tượng dày lên như một cái cựa (nên còn gọi là cựa xương gót). Vài trường hợp gót chân có gai người bệnh không có cảm giác đau nhưng cần điều trị. Gai xương gót cũng có nguyên nhân là tổn thương dây chằng gan chân do tác động liên tục của một lực quá mạnh lên cơ và dây chằng hoặc do căng dây chằng vì co lại đột ngột.

Cơn đau thường xuất hiện sau những bước đi đầu tiên sau khi ngủ dậy. Nghỉ ngơi, tránh để gót tiếp xúc với mặt đất thì đỡ, tái phát khi đi lại nhiều. Điều trị như viêm dây chằng gan bàn chân và chú ý tránh các yếu tố nguy cơ gây viêm dây chằng như ngâm chân trong nước lạnh.

3. Viêm bao hoạt dịch:

đau gót chânVị trí đau và sưng là sau gót, thường xảy ra do để gót tiếp xúc quá mạnh hoặc không hợp với tư thế sinh lý hoặc do áp lực đè nén của giày chật lên gót. Cách điều trị cũng như trên.

4. Viêm dây chằng gót:

Dây chằng bị tổn thương thường do luyện tập căng thẳng (nhất là đối với các vận động viên thể thao ở các môn như chạy tốc độ, cầu lông, quần vợt, đá bóng, nhảy cao, nhảy xa…) tạo áp lực lớn lên dây chằng gây viêm dây chằng, viêm bao dây chằng, đứt dây chằng.

Nếu là viêm thì cần để gót nghỉ ngơi, giảm đau bằng chườm lạnh, uống thuốc giảm đau chống viêm. Trường hợp đau tăng hoặc thuyên giảm ít mặc dù đã sử dụng các biện pháp điều trị thích hợp, cần đi khám kiểm tra lại. Trường hợp xấu nhất là đứt dây chằng thì nhất thiết phải tiến hành phẫu thuật.

đau gót chân

Nói tóm lại, đau gót chân bệnh thường gặp và có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Mỗi nguyên nhân có một cách điều trị riêng cho nên lời khuyên là bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và khắc phục đúng hướng. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn, có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Link xem thêm: 5 lời khuyên giúp bạn giảm thiểu tối đa chấn thương khi chơi bóng.

Bình luận