Bong gân cổ tay trong thể thao và cách điều trị
- Tân Trương
- 06 Jun, 2018
- 6454 lượt xem
Trong nhiều môn thể thao, cổ tay là bộ phận rất quan trọng và cũng là nơi khá nhạy cảm và thường bị dính những chấn thương. Bong gân cổ tay là một trong số đó. Hãy cùng YouSport.vn tìm hiểu rõ hơn về loại chấn thương này để lựa chọn cách ứng phó phù […]
Trong nhiều môn thể thao, cổ tay là bộ phận rất quan trọng và cũng là nơi khá nhạy cảm và thường bị dính những chấn thương. Bong gân cổ tay là một trong số đó. Hãy cùng YouSport.vn tìm hiểu rõ hơn về loại chấn thương này để lựa chọn cách ứng phó phù hợp khi chơi thể thao.
1. Bong gân cổ tay là gì?
Bong gân cổ tay là một loại chấn thương thường gặp trong thể thao, nhất là những môn như bóng rổ, cầu lông, tennis, bóng chuyền…
Bong gân cổ tay trong thể thao xảy ra khi thực hiện động tác sai tư thế hoặc xảy ra va chạm ngoài ý muốn khiến cổ tay chịu lực tác động mạnh khiến dây chằng vùng cổ tay bị giãn quá phạm vi chuyển động hoặc rách khiến bong gân.
Bong gân khớp cổ tay được chia thành nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương dây chằng.
-
- Mức độ 1: bong gân nhẹ, dây chằng bị giãn nhưng chưa rách.
-
- Mức độ 2: bong gân vừa, dây chằng bị rách một phần.
- Mức độ 3: bong gân nặng, dây chằng bị đứt.
2. Triệu chứng Bong gân cổ tay
Triệu chứng chung của bong gân cổ tay là phần khớp cổ tay bầm, sưng viêm, nhức và đau nhói khi cử động.
-
- Ở mức độ 1 do dây chằng bị giãn nên chủ yếu là sẽ chỉ cảm thấy đau nhức khi xê dịch cổ tay. Còn nếu vùng cổ tay được giữ cố định thì sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
-
- Mức độ 2 có thể có triệu chứng đau nhói từng cơn và xuất hiện tình trạng sưng vùng cổ tay rõ rệt hơn.
- Với mức độ 3, ban đầu có thể sẽ thấy ít đau hơn do dây chằng bị đứt và không kích thích các dây thần kinh xung quanh. Tuy nhiên khi tình trạng sưng viêm bắt đầu tăng mạnh thì mức độ đau nhói của nó sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với mức 1 và 2.
Lưu ý: Vì bong gân cổ tay có nhiều triệu chứng khá giống với gãy xương khớp cổ tay nên nếu cảm thấy nghi ngờ thì nên đến cơ sở ý tế chụp chiếu để xác định chính xác loại chấn thương.
3. Một số phương pháp điều trị Bong gân cổ tay
Thông thường bong gân cổ tay ở mức độ 1 và 2 có thể tự điều trị tại nhà và hồi phục trong thời gian vừa phải (1 đến 2 tuần) với phương pháp “RICE” kết hợp uống thuốc kháng viêm giảm sưng đau.
- Rest: nghỉ ngơi khớp
- Ice: Chườm lạnh vị trí sưng khớp
- Compression: băng bó
- Elevation: đặt cao khu vực bị thương
Trường hợp bong gân cổ tay ở mức độ 2 nặng thì phải nẹp cố định vết thương từ 7 đến 10 ngày.
Trường hợp bong gân cổ tay ở cấp độ 3 bắt buộc phải đến cơ sở y tế để phẫu thuật tạo hình dây chằng. Tuyệt đối không tự xử lý vết thương trong trường hợp này.
Bài viết cùng chủ đề
Những luật cầu lông hay vi phạm khi thi đấu
- 18 Jun, 2018
- 5011 lượt xem
Luật việt vị trong bóng đá
- 03 Oct, 2019
- 1655 lượt xem
Bài viết cùng tác giả
Hướng dẫn cách ve cầu lông
- 15 Jun, 2018
- 8360 lượt xem
Những trái bóng nổi tiếng qua các kỳ World Cup
- 03 Sep, 2017
- 2473 lượt xem
Kỹ thuật giật bóng bàn toàn tập
- 06 Apr, 2018
- 7172 lượt xem
Danh mục nổi bật
Bài viết mới nhất
Kỹ thuật cứa lòng – Cách sút bóng xoáy hiệu quả nhất
- 28 Jan, 2019
- 6759
Kỹ thuật bóng đá – Cách chuyền bóng chuẩn xác
- 28 Jan, 2019
- 5401
Review giày Pan Impulse Graffiti chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2871
Review giày Mitre 181229 TF chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2879
Đánh giá chi tiết giày Jogarbola 190424B
- 03 Jul, 2020
- 3342
Đánh giá chi tiết mẫu giày Kamito Cobra 2
- 01 Jul, 2020
- 3594
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga
- 29 Jun, 2020
- 2122
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch
- 29 Jun, 2020
- 1996