Tác hại khi chơi cầu lông không mang giày
- Tân Trương
- 18 Th9, 2018
- 3709 lượt xem

Một trong những môn thể thao thông dụng và được nhiều người Châu Á yêu thích nhất chính là cầu lông. Vừa do cách chơi khá dễ hiểu và cũng bởi cầu lông giúp tăng cường sức khỏe rất tốt. Cầu lông tiêu tốn khá nhiều năng lượng do phải di chuyển nhiều và liên […]
Một trong những môn thể thao thông dụng và được nhiều người Châu Á yêu thích nhất chính là cầu lông. Vừa do cách chơi khá dễ hiểu và cũng bởi cầu lông giúp tăng cường sức khỏe rất tốt. Cầu lông tiêu tốn khá nhiều năng lượng do phải di chuyển nhiều và liên tục. Trợ thủ đắc lực cho người chơi cầu lông đó chính là những đôi giày. Vậy nếu khi chơi cầu lông không mang giày thì sẽ ảnh hưởng đến thành tích cũng như sức khỏe của người chơi như thế nào?

Ảnh hưởng tới chất lượng chơi
Nhiệm vụ cơ bản khi chơi cầu lông là không để cho trái cầu rơi xuống đất ở phần sân của mình. Muốn vậy thì các vận động viên luôn phải di chuyển đôi chân rất nhiều, xoay chuyển các góc rất phức tạp.

Khi chơi cầu lông không mang giày sẽ làm chúng ta không thể tự tin khi di chuyển nhanh, nhiều và phức tạp, không đủ thăng bằng, không đủ độ bám sân, không đủ độ vững chắc các cho tư thế đánh cầu tốt nhất. Những yếu tố quan trọng để giành chiến thắng, có được niềm vui trong môn cầu lông.
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Ngoài việc phải di chuyển phức tạp thì ở môn cầu lông còn cần có những bước bật nhảy cao, rướn người cứu cầu ở xa. Sau những cú bật nhảy liên tục, thời điểm cơ thể tiếp đất cũng là lúc phải chịu những phản lực từ sân và dễ gây chấn thương nhất. Đó có thể là gót chân, cổ chân, đùi, đầu gối…
Chơi cầu lông không mang giày có thể gây ra chấn thương chân như trẹo chân, trượt rách cơ bàn chân, rách cơ đùi, rách cơ háng, rộp bàn chân trong các tình huống đánh cầu, cứu cầu. Nguy hiểm sẽ luôn trực chờ người chơi trong từng pha cầu và từng diễn biến của mỗi trận đấu.

Ngoài những nguy hiểm trực tiếp trên, còn có những chấn thương dạng mãn tính cho vùng đầu gối, cột sống khiến người chơi sớm phải từ bỏ niềm đam mê vĩnh viễn và đặc biệt rất tốn kém trong việc chữa trị lâu dài với các chấn thương hậu quả về sau này.
Hãy mang giày mỗi khi chơi cầu lông để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như nâng cao được trình độ thi đấu.
Các loại banh bóng rổ phổ biến
Bài viết cùng chủ đề
Đánh giá chi tiết giày cầu lông Kumpoo KH-223
- 06 Th6, 2018
- 2129 lượt xem
Giày cầu lông có chơi bóng chuyền được không?
- 18 Th9, 2018
- 6041 lượt xem
Bài viết cùng tác giả
Chọn giày cầu lông theo phong cách chơi
- 08 Th6, 2018
- 1994 lượt xem
5 mẫu giày cầu lông Lining cực đẹp
- 22 Th9, 2018
- 4432 lượt xem
Luật cầu lông đôi trong thi đấu
- 12 Th6, 2018
- 13923 lượt xem
Danh mục nổi bật
Bài viết mới nhất
Kỹ thuật cứa lòng – Cách sút bóng xoáy hiệu quả nhất
- 28 Th1, 2019
- 6951
Kỹ thuật bóng đá – Cách chuyền bóng chuẩn xác
- 28 Th1, 2019
- 5601
Review giày Pan Impulse Graffiti chi tiết
- 06 Th7, 2020
- 3024
Review giày Mitre 181229 TF chi tiết
- 06 Th7, 2020
- 3085
Đánh giá chi tiết giày Jogarbola 190424B
- 03 Th7, 2020
- 3482
Đánh giá chi tiết mẫu giày Kamito Cobra 2
- 01 Th7, 2020
- 3799
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga
- 29 Th6, 2020
- 2324
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch
- 29 Th6, 2020
- 2111