Tập luyện thể thao là hoạt động rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà thể thao mang lại, người chơi thể thao không tránh khỏi những chấn thương trong quá trình luyện tập và thi đấu. Bài viết ngày hôm nay YouSport.vn sẽ gửi đến các bạn những hậu quả chấn thương khi chơi thể thao và một số cách phòng tránh.
1. Chấn thương trong chơi thể thao
Chấn thương thể thao là những tổn thương về thực thể hoặc chức năng do tập luyện và thi đấu gây nên.
Các tác nhân gây ra chấn thương thường rất đa dạng. Có thể do luyện tập với cường độ quá giới hạn; phương pháp khởi động, bảo hiểm khi chơi chưa hợp lý; sự vội vàng, thiếu tập trung khi thi đấu hay đôi khi là từ những hành vi xấu chơi, ác ý từ đối thủ.
Trong tập luyện, chơi thể thao tỷ lệ mắc chấn thương cần phải giảm tới mức tối thiểu.
2. Hậu quả chấn thương khi chơi thể thao
Khi chơi thể thao, hầu như không ai là không mắc phải những chấn thương. Sẽ có những người rất ít bị hoặc nếu có thì chỉ là những chấn thương nhẹ có thể hồi phục trong thời gian ngắn.
Số lượng người bị nặng thường không nhiều và tập trung đa số vào giới chuyên nghiệp. Chính vì vậy rất nhiều người chủ quan trước những chấn thương và không đánh giá đúng hậu quả chấn thương khi chơi thể thao.
– Chúng ta sẽ chơi không tốt hoặc không thể chơi môn thể thao đó nữa trong thời gian bị dính chân thương. Trường hợp xấu nhất là dạng chấn thương không thể hồi phục hoàn toàn khiến chúng ta phải chia tay vĩnh viễn với việc chơi thể thao.
– Việc dính chấn thương cũng sẽ ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, sẽ khiến những công việc đơn giản thường ngày trở nên phức tạp.
– Chấn thương nặng sẽ có những trường hợp tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để có thể chữa trị. Ảnh hưởng tới kinh tế và cả cuộc sống của người thân xung quanh.
3. Một số cách phòng tránh chấn thương
Khởi động và thả lỏng đúng cách trước và sau khi chơi thể thao
– Khởi động giúp cơ thể hoạt động nhanh hơn; làm tăng tầm vận động của khớp, giảm thiểu nguy cơ rách dây chằng và gân cơ khi vận động.
– Thả lỏng cơ thể dần trở về trạng thái như trước khi vận động; giúp thải trừ những chất độc cho cơ; giảm nguy cơ đau mỏi cơ.
Sử dụng phụ kiện, thiết bị bảo vệ
Nên sử dụng những phụ kiện, trang bị bảo vệ cơ bản để có thể bảo đảm an toàn khi chơi thể thao. Ví dụ như băng đầu gối khi chơi bóng chuyền, rote bảo vệ ống chân khi chơi bóng đá…
Thái độ chơi thể thao
– Cân bằng giữa đam mê và giới hạn của bản thân. Không nên vì quá say mê mà chơi quá sức, không có đủ thời gian để cơ thể hồi phục dẫn tới những chấn thương
– Giữ được sự bình tĩnh, “fair play” để tránh những chấn thương từ nhân tố thiếu đạo đức trong chơi thể thao.