chai da bàn chân

Đối với những bạn thường xuyên chơi thể thao thì việc bị chai da bàn chân hết sức bình thường. Mình cũng vậy, việc này gây nên nhiều sự khó chịu và cảm giác da càng ngày càng bị chai cứng nếu không biết cách khắc phục, còn bạn thì sao? Cùng YouSport.vn tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây chai da bàn chân

chai da bàn chân1. Chọn giày thể thao không phù hợp

Trong công việc hay các hoạt động thể thao ai cũng muốn diện những đôi giày đẹp và đúng sở thích. Tuy nhiên không nên chọn giày chỉ vì thích mà không quan tâm tới chất lượng. Mỗi môn thể thao cần mỗi đặc điểm khác nhau ở đôi giày vì thế không nên dùng giày của môn này cho môn khác nếu không phú hợp, độ chật và rộng khác nhau hoặc cách di chuyển khác nhau làm bàn chân không được thoải mái.

Chân bạn cần phải cảm thấy thoải mái nhất khi chơi thể thao vì vậy giày phải phù hợp với hình dáng bàn chân, không quá rộng cũng không quá chật, đặc biệt phải làm cho bàn chân luôn thoải mái. Nếu quá chật, chân sẽ phải học cách thích ứng và có thể dẫn tới những nguy cơ bị chai da bàn chân.

chai da bàn chân

2. Không mang tất

chai da bàn chân

Đây là một lỗi khá phổ biến nhất có nhiều nguyên nhân mà một trong số đó là…lười. Đặc thù khi chơi thể thao là cường độ vận động cao dẫn đến ra nhiều mồ hôi sẽ tạo ra môi trường có đầy đủ điều kiện như tối, ấm, và ẩm ướt rất dễ cho nấm mốc sinh sôi. Thêm vào đó khi để chân trực tiếp cọ xát lên giày nguy cơ chai da bàn chân cao là điều dễ hiểu.

Cách chữa chai da bàn chân

Sau đây là các bước bạn nên làm để chữa chai da bàn chân:

  1. Đầu tiên, ngâm chân trong nước ấm khoảng từ 5 đến 10 phút để làm dịu đôi chân cũng như làm mềm vết chai sần.

chai da bàn chân2. Dùng đá bọt hay những dụng cụ có chất nhám, giống cây giũa, để cọ nhẹ vào nốt chai để đánh bay những lớp sừng cứng trên da sẽ giúp những vết chai mỏng dần.

chai da bàn chân
Đá bọt

Việc điều trị cần phải được làm đi làm lại nhiều lần trước khi các viết chai hoàn toàn bị loại bỏ.

3. Dán miếng gạc silicon chuyên trị chai chân lên các ngón chân. Những miếng nêm dán đặc biệt này có thể giúp những ngón chân giảm áp lực và ma xát giữa các ngón chân

4. Sử dụng thuốc và miếng dán được bán phổ biến ngoài tiệm thuốc để ngừa nốt chai xuất hiện

Cách phòng ngừa

Khi đã chữa xong những vết chai da, bạn phải biết rằng những vết chai da có thể xuất hiện lại bất cứ lúc nào. Bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  1. Chọn tất dày:

chai da bàn chân

Để giảm áp lực cho đôi chân bạn nên chọn một đôi tất dày. Đảm bảo tất không quá chật hay khít với đôi giày bạn mang. Thêm nữa, không được sử dụng những chiếc tất có đường may nổi vì nó có thể cọ xát hay tiếp xúc với những nơi có nốt chai xuất hiện.

2. Chọn giày chơi thể thao phù hợp:

Điều này rất quan trọng, như mình đã nói ở đầu bài đối với những anh chị em thường xuyên chơi thể thao. Một đôi giày tốt không những giúp bạn tránh những vết chai sần mà còn giúp đôi chân bạn thoải mái, khi chơi thể thao để đôi chân thoải mái là một điều cực kì quan trọng. Đối với những bạn nam mê bóng đá chưa biết chọn cho mình đôi giày nào phù hợp có thể tham khảo ở đây. 

chai da bàn chân

Trên đây là những nguyên nhân và một số giải pháp dùng để khắc phục tình trạng chai da bàn chân, hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.

Có thể bạn chưa biết: Bong gân mu bàn chân trong thể thao.