Như một lẽ dĩ nhiên, khi nhắc đến những đôi giày bóng rổ, người ta sẽ thường liên tưởng đến một đôi giày khá hầm hố với form giày cổ lửng hoặc cổ cao (ngang hoặc hơn mắt cá chân). Và từ những ngày đầu tiên, những chuẩn mực cho một đôi giày bóng rổ […]
Như một lẽ dĩ nhiên, khi nhắc đến những đôi giày bóng rổ, người ta sẽ thường liên tưởng đến một đôi giày khá hầm hố với form giày cổ lửng hoặc cổ cao (ngang hoặc hơn mắt cá chân). Và từ những ngày đầu tiên, những chuẩn mực cho một đôi giày bóng rổ chính là phần cổ phải cao – tạo cho người mang cảm giác được bảo vệ chắc chắn hơn. Có thể kể đến những cái tên như Converse Chuck Taylor, Converse Weapon, Nike Air Force 1 (phiên bản cổ cao ra đời trước bản cổ thấp),… Hầu hết những đôi giày được các cầu thủ, vận động viên bóng rổ mang thi đấu vào những năm 60s-80s đều là những mẫu giày cổ cao. Và không thể không kể đến thời đại Air Jordan với 23 phiên bản Air Jordan sử dụng định dạng cổ lửng (mid) và cổ cao. Định kiến giày bóng rổ cổ cao có thể đã không được thay đổi cho đến khi những phiên bản cổ thấp (low-cut) bắt đầu được nhìn nhận, ban đầu, ở góc nhìn của một người bình thường, giày bóng rổ cổ thấp mang tính thời trang, thẩm mỹ (aesthetic) nhiều hơn hiệu năng (performance) – điển hình như những mẫu Chuck Taylor Low (Converse Oxford) , Nike Air Force 1 Low, adidas Superstar (phiên bản cổ cao mang tên Pro Model). Nhưng đối với những cầu thủ bóng rổ thế hệ mới, khái niệm của họ về những đôi giày cổ thấp bắt đầu được hình thành, đó là “Nhẹ hơn, nhanh hơn, chắc chắn hơn”.
Người đi đầu trong cuộc cách mạng “cổ thấp hóa” này không ai khác chính là Kobe Bryant và designer của dòng Kobe – Eric Avar. Trong khi 3 phiên bản Kobe 1, Kobe 2 và Kobe 3 đều sở hữu dạng cổ lửng và cổ cao thì đến Kobe 4, một sự thay đổi hoàn toàn phá cách – định dạng cổ thấp xuất hiện. Dù không phải là đôi giày bóng rổ cổ thấp đầu tiên nhưng Kobe 4 lại tạo nên một cái mốc, đánh dấu việc các cầu thủ – siêu sao khác bắt đầu mở rộng lựa chọn và chuyển sang định dạng cổ thấp. Kobe ở thời điểm 2008-2009 là một cầu thủ gần như là top của thế giới, và anh mở đầu xu hướng mang giày bóng rổ cổ thấp, những phát hành sau đó như Kobe 5, Kobe 6 xuất hiện dưới dạng low top. Và từ đó, giày bóng rổ cổ thấp xuất hiện như một lựa chọn khác cho các cầu thủ bóng rổ khác.
Eric Avar chia sẻ về việc thu thập ý kiến của Kobe cho phiên bản thứ 4: “tôi không cần mấy cái thứ vướng víu quanh cổ chân nữa”. Kobe muốn chứng minh với cả NBA và những người bạn của anh – những cầu thủ khác, rằng việc chơi bóng trong một đôi giày cổ thấp là điều hoàn toàn có thể.
Và kể từ năm 2008, xu hướng đổi sang cổ thấp ở các cầu thủ xuất hiện nhiều hơn, Hyperdunk cho ra mắt định dạng low vào năm 2009. Dòng giày KD sau phiên bản KD1 và KD2 cổ cao thì đến KD3 cũng được đưa xuống cổ thấp, tương tự với LeBron. Ngay cả adidas cũng cập nhật xu thế khi phát hành một số phiên bản D.Rose cổ thấp với tên gọi “Inglewood” và sau này, những mẫu giày dành cho các signature player như Damian Lillard, Andrew Wiggins đều sử dụng các mẫu cổ thấp.
Các mốc thời gian:
1957-1979
Ra đời năm 1917 và qua nhiều lần cải tiến, có thể nói thời điểm Converse thống trị mặt sân Hardwood chính là thời điểm từ những năm 60s đến những cuối những năm 80s. Trong khi phiên bản Chuck Taylor cổ cao vốn đã quá nổi tiếng bởi hầu như mọi đội bóng ở thời điểm đó đều chọn Converse làm giày thi đấu. Và không thể không nhắc đến 2 huyền thoại đại diện cho Converse là Larry Bird và Magic Johnson. Converse All Star xuất hiện phiên bản cổ thấp với tên gọi “Oxford” và cũng được dùng để chơi bóng rổ vào năm 1957. Về sau, những phiên bản Oxford được remake với chất liệu mới, màu sắc mới và được nhiều người chọn để mang casual hơn.
1969-1980
Chỉ sau hơn 1 thập kỉ, phiên bản giày bóng rổ cổ thấp thứ 2 xuất hiện. Năm 1969, adidas cho ra mắt phiên bản adidas Superstar Low – chính là dòng cổ thấp của Pro Model. Đến thời điểm đầu những năm 80s, đôi giày trở thành một phụ kiện thời trang rất được ưa thích nhờ vào Run-D.M.C, còn trên mặt sân bóng rổ, phiên bản này được cầu thủ huyền thoại Kareem Abdul-Jabbar mang, và ước tính đến 75% cầu thủ của NBA trong thời điểm đó mang phiên bản này để thi đấu. Có thể nói adidas lúc bấy giờ là một thế lực đáng gờm.
1972-1980
Nike Bruin hay Nike Blazer có thể được các bạn skater biết đến nhiều hơn. Riêng phiên bản Nike Bruin lại chịu ảnh hưởng bởi bộ phim “Back to the Future” chung với phiên bản Nike MAG. Những năm 70s, Nike Bruin là lựa chọn của không ít các đội tuyển dưới giải NCAA. Còn Nike Blazer thì xuất hiện trên chân George “The Iceman” Gervin trong những trận đấu NBA. Nike Bruin không có sức ảnh hưởng quá lớn, ra đời có phần chậm trễ so với adidas Superstar nhưng cả 2 lại không còn được ưa chuộng sau những năm 80.
1973-1980
Bên cạnh cái tên “Suede”, Puma Clyde được biết đến là một trong những phiên bản giày bóng rổ cổ thấp đầu tiên được mang bởi một cầu thủ bóng rổ không chỉ mang on court mà cả off court. Cái tên “Clyde” của đôi giày chính là tên của cầu thủ đó – Clyde Frazier. Cựu binh của New York Knicks đã giúp cho đôi giày tỏa sáng một thời gian ngắn trên mặt sân Hardwood. Về sau này, Puma Clyde được các B-Boy và skater chọn mang khá nhiều.
1986-1987
Phải mất đến 6 năm người hâm mộ mới được dịp thấy được một phiên bản giày bóng rổ cổ thấp. Phiên bản thứ 2 của dòng Air Jordan xuất hiện năm 1986 đã nhận được ưu đãi cổ thấp này. Thiết kế bởi Bruce Kilgore (designer của Air Force 1). Thời điểm Air Jordan 2 Low ra mắt được xem là thời kì các mẫu giày cổ cao đang thống trị mặt trận bóng rổ. Air Jordan 2 Low tạo ra sự khác biệt khi được phát hành nhưng đôi giày không hề bán chạy ở thời điểm ra mắt, đến năm 1994, lần retro đầu tiên, đôi giày cũng vẫn không tạo được sức hút như những phiên bản Air Jordan khác.
1994-1995
Một cái tên khá lạ lẫm xuất hiện vào thời đại của Air Jordan. Nike Air Lambaste gây được tiếng vang nhờ Penny Hardaway, người đã mang phiên bản này trong cả 2 trận đấu Rookie Game và All Star Game trong sự kiện 1995 All Star Weekend. Penny Hardaway cũng là cầu thủ đầu tiên tham gia cả 2 trận đấu trên trong sự kiện All Star Weekend. Nike Air Lambaste không tồn tại được lâu trong những năm 90s vì sức ép của những cái tên khác như Uptempos, Jordan, Reebok Pump,…
1995-1996
Một số người yêu thích và một số người thì không. Bỏ đi những nét riêng của Air Jordan 11, dòng Jordan 11 Low IE lại thay thế da bóng bằng elephant print, mesh bằng tumbled leather và đưa đôi giày xuống cổ thấp. Air Jordan 11 Low IE là đôi giày cổ thấp thứ 2 trong series Air Jordan tính từ lần ra mắt Air Jordan 2 Low. Michael Jordan cũng đã để lại dấu ấn của mình cho dòng IE bằng việc ghi 46 khi đấu Game 3 với Knicks để giành vé vào trận chung kết miền đông.
2001-2004
Một kỉ nguyên mới bắt đầu, những thương hiệu tìm cách tạo ra được đôi giày với trọng lượng nhẹ hơn trước đây bằng việc thay đổi chất liệu, kiểu dáng và công nghệ. Một trong những cầu thủ đi đầu lúc bấy giờ là Steve Nash, với dòng Nike Air Jet Flight. Dù không đóng vai trò quan trọng như Nike Air Jet Flight cũng như những phiên bản đến từ các thương hiệu khác như Answer V của Reebok cũng khuấy động được thị trường giày bóng rổ cổ thấp ở thời điểm 2001-2004.
2002-2003
Phiên bản Air Jordan cuối cùng Jordan mang thi đấu, những ngày cuối cùng của sự nghiệp bóng rổ khi Mike thi đấu cho Washington Wizards trong phiên bản Air Jordan 17 Low, 2 phối màu được phát hành lúc bấy giờ là “Carolina” và “Lightning”, về công nghệ, cả 2 đều được trang bị Zoom Air ở phần chân trước, một lớp thun bên trong được dùng như một lớp vớ và kéo dài lên đến ngang mắt cá.
2006-2008
Những ai đã xem bóng rổ ở thời điểm 2007-2008 chắc chắn sẽ biết “Agent Zero” – biệt danh của Gilbert Arenas, cầu thủ mang áo số 0 của Washington Wizards. Với lối chơi có phần bất bình thường như tính cách của anh, nên khi được phiên bản signature đầu tiên của anh đến từ adidas cũng không mấy bình thường so với những đôi giày cùng thời điểm. Mặt ngoài của đế giày được làm bè ra, tăng độ ổn định cho người mang, và đôi giày cực kì nhẹ (ở thời điểm đó). 2013, adidas đã cho retro phiên bản này nhưng từ khi Gilbert Arenas rời khỏi NBA, đôi giày đã không còn nhận được sự chú ý như xưa.
2008-2009
Như đã đề cập ở trên, Kobe 4 là một cột mốc đánh dấu cho việc mở rộng lựa chọn trong các mẫu giày bóng rổ. Sau nhiều lần thay đổi kiểu dáng, dòng Kobe mới nhất là Kobe 11 cũng vẫn quay về phong cách cũ, phong cách đã làm nên dòng giày Kobe.
2011-2012
KD4 được xem là đỉnh cao của dòng Nike KD. Được đáng giá tốt ở nhiều điểm, bên cạnh bộ đế với storytelling traction bám và bền, hay phần strap bắt chéo của giày nhằm tăng độ lockdown cho người mang. Hiện tại, phiên bản thứ 8 của KD đã được phát hành và bản nâng cấp Elite cũng đã lộ diện thì chúng ta có thể chắc chắn rằng những phiên bản KD sau này sẽ tiếp nối lịch sử giày bóng rổ cổ thấp.
Đẳng cấp mang tên thương hiệu Peak
Bài viết cùng chủ đề
Chọn vợt như thế nào? Đan lưới bao nhiêu cân thì hợp?
- 02 Mar, 2016
- 2859 lượt xem
Các loại cán vợt bóng bàn
- 16 Jan, 2017
- 2962 lượt xem
Bài viết cùng tác giả
Vợt cầu lông Yonex Voltric Z-Force II – cây bảo kiếm hoàn...
- 15 Jan, 2017
- 2040 lượt xem
Đặt quần áo bóng đá giá rẻ TpHCM
- 19 Mar, 2016
- 2906 lượt xem
Cách chọn vợt bóng bàn phù hợp
- 04 Feb, 2017
- 1557 lượt xem
Danh mục nổi bật
Bài viết mới nhất
Kỹ thuật cứa lòng – Cách sút bóng xoáy hiệu quả nhất
- 28 Jan, 2019
- 6762
Kỹ thuật bóng đá – Cách chuyền bóng chuẩn xác
- 28 Jan, 2019
- 5405
Review giày Pan Impulse Graffiti chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2872
Review giày Mitre 181229 TF chi tiết
- 06 Jul, 2020
- 2883
Đánh giá chi tiết giày Jogarbola 190424B
- 03 Jul, 2020
- 3343
Đánh giá chi tiết mẫu giày Kamito Cobra 2
- 01 Jul, 2020
- 3600
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga
- 29 Jun, 2020
- 2132
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch
- 29 Jun, 2020
- 1998