Chuột rút là một trong những rắc rối mà dân chơi thể thao thường xuyên phải đối mặt. Tiêu biểu là những môn như bóng đá, bơi lội, chạy bộ, bóng chuyền… Chuột rút khi chơi thể thao sẽ khiến người chơi phải hứng chịu cơn đau dữ dội và bỏ dở cuộc chơi. Nghiêm trọng hơn như ở môn bơi lội, chuột rút có thể khiến tính mạng chúng ta gặp nguy hiểm. Do đó, nhận thức đúng và đầy đủ về chuột rút là một vấn đề quan trọng mà người chơi thể thao cần nắm vững. Hãy cùng YouSport.vn tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây

1. Khái quát về chuột rút khi chơi thể thao

Chuột rút thường xảy ra nhất khi người chơi thể thao vận động với cường độ cao trong thời gian dài. Khi đó các cơ bắp bị mỏi quá độ, đồng thời cơ thể bị mất nước do đổ mồ hôi.

Các vùng cơ thường bị chuột rút nhất là: cơ cẳng chân, cơ đùi trước và sau, kế đến là cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay…

Các cơ bắp bị co rút đột ngột gây ra những cơn đau thắt và có thể khiến các chi tạm thời không thể hoạt động. Quá trình này có thể kéo dài từ vài dây đến cả chục phút.

Khi bị chuột rút lúc đang chơi thể thao, người chơi nên tạm dừng và nghỉ ngơi. Trường hợp bị nhẹ có thể tự mình nắn và co duỗi phần cơ đau nhức. Nếu bị nặng không thể tự lo liệu thì cần nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh để xử lý tình huống.

2. Cách xử lý chuột rút khi chơi thể thao

  • Phương pháp xử lý chuột rút phổ biến nhất chúng ta vẫn thường hay thấy khi xem các trận bóng đá. Đó là kéo duỗi cơ 15 – 20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Sau đó xoa bóp nhẹ vùng cơ bị chuột rút cho đến khi thấy ổn.

  • Chườm nóng lên phần cơ bị căng rồi sau đó chườm lạnh vào phần cơ bị đau.
  • Uống nhiều nước bù khoáng, điện giải hay nước muối.
  • Nếu tình trạng chuột rút xảy ra nhiều lần hay kéo dài không khỏi thì nên gọi cấp cứu hoặc đưa đến bác sĩ chuyên khoa thể thao để kiểm tra.

3. Biện pháp phòng ngừa.

Để đề phòng bị chuột rút khi chơi thể thao thì việc thông dụng nhất đó chính là làm nóng, khởi động kỹ. Quá trình này sẽ giúp các cơ bắp được co giãn dần và thích nghi với cường độ vận động cao.

Khởi động kĩ trước khi bơi

Sử dụng các dụng cụ, phụ kiện thể thao ngăn ngừa chuột rút như: vớ chống chuột rút, băng keo quấn cơ, bình xịt lạnh…

Thường xuyên luyện tập thể lực để nâng cao sức khỏe cũng là một cách giúp cơ bắp dẻo dai hơn, ít bị chuột rút hơn.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng các loại nước uống chuyên cho vận động và thể thao.

Bình luận